Các chỉ số chứng khoán chính tại Mỹ lập kỷ lục mới trong ngày 13.8, giữa rủi ro các đợt điều chỉnh giá “đau thương” dự báo xuất hiện năm nay.
Các chỉ số chứng khoán chính đã thiết lập kỷ lục mới vào phiên giao dịch ngày 13.8 (giờ Mỹ). Tuy nhiên các chuyên gia của Bank of America cảnh báo loạt kỷ lục gần đây sẽ khiến thị trường trở nên dễ tổn thương nếu lãi suất tăng, dẫn tới đợt điều chỉnh giá “đau thương” năm nay.
Chỉ số Dow Jones đã nhích thêm 15 điểm lên mốc 35.515 điểm ngày 13.8, sau khi lập kỷ lục ngày 12.8. Cổ phiếu “ngôi sao” Disney đã tăng giá 1% nhờ bất ngờ tuyên bố lợi nhuận từ các công viên giải trí quý trước. Chỉ số S&P cũng tiếp tục nhảy lên 0,2%, lên mức 4.468 điểm khi nhiều cổ phiếu tăng giá sau thông báo lợi nhuận, điển hình như Tyson Foods tăng gần 2,3% và eBay tăng 7,5%.
Tuy nhiên, Bank of America cẩn trọng cho rằng sau ba kết phiên kỷ lục chỉ riêng trong tuần này, S&P 500 đã tiến tới mốc “đắt trên tính toán”. “Trước mắt là rủi ro,” nhóm nghiên cứu viết trong thư gửi khách hàng. Bank of America cho rằng lạm phát và tăng trưởng lợi nhuận suy giảm cuối năm nay sẽ dẫn thị trường “đi xuống một cách đau đớn” nếu lãi suất tăng.
Nhóm nghiên cứu cho rằng Fed đã “bắt tay vào hành động”, trong đó có việc tăng lãi suất để chống lạm phát. Bank of America dự báo Fed sẽ tăng lãi suất trái phiếu 10 năm lên mức 1,9% vào cuối năm. Động thái này có thể khiến S&P giảm 15%, khi các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi chứng khoán để đổ tiền vào các trái phiếu ít rủi ro.
Các chỉ dấu cho sự đi xuống của thị trường còn nằm ở việc nhiều cổ phiếu tuần này bắt đầu giảm giá sau khi cán các cột mốc kỷ lục. Đây cũng là lúc xuất hiện các cảnh báo về tăng trưởng chậm lại, mức định giá đang quá cao và các thách thức trong chuỗi cung.
Cổ phiếu của công ty thương mại điện tử Wish đã trượt dốc 20% khi công ty lên tiếng cảnh báo doanh nghiệp sẽ tăng trưởng chậm lại, dẫn tới doanh thu giảm năm nay. Cổ phiếu của công ty sản xuất vaccine Moderna cũng giảm 20% trong tuần này. Các chuyên gia Bank of America cho rằng những lần tăng giá gần đây của cổ phiếu này là phi thực tế khi xét trên các chỉ số tài chính của công ty. Trong khi đó, cổ phiếu các nhà sản xuất chíp LAM Research và Micron Technology đã giảm 9-15% so với tuần trước trước quan ngại giá chíp máy tính sẽ giảm cuối năm nay vì khan hiếm nguồn cung.
Vào quý 4.2018, S&P đã giảm 15% sau khi Fed tăng lãi suất. “Nếu Fed bắt tay làm việc quá sớm, thị trường sẽ gặp khó. Đó là vấn đề thị trường gặp phải nhiều lần trong lịch sử,” Tom Essaye của Sevens Report nhận xét.
Khi thị trường bán tháo vì rủi ro dịch bệnh trong tháng 3.2020, chủ tịch Fed Jerome Powell đã cam kết sử dụng “đủ các công cụ để hỗ trợ kinh tế Mỹ cho đến khi đạt được bước tiến đáng kể” trong phục hồi kinh tế. Từ đó, Fed vẫn giữ lãi suất ở mức thấp lịch sử, trong khi bơm thêm khoảng 120 tỉ USD vào nền kinh tế mỗi năm thông qua việc mua trái phiếu.
Việc này đã đẩy chứng khoán lên cao: S&P đã tăng gần 94% so với mức thấp trong đại dịch, trong khi chỉ số Dow Jones và Nasdaq cũng tăng lần lượt 85% và 115%. Nỗi sợ chi ngân sách chính phủ tăng có thể gây lạm phát đã tạo nên những đợt thăng trầm trên thị trường năm nay, khiến những người đứng đầu Fed phải cân nhắc lại chính sách.
Các chuyên gia đang hướng về cuộc họp thường niên của Fed tại Jackson Hole dự kiến diễn ra cuối tháng Tám. “Chúng tôi kỳ vọng ông Powell sẽ bắt tay vào việc can thiệp thị trường tại Jackson Hole và các chi tiết chính sách sẽ được thông báo trong cuộc họp tới của Fed, diễn ra vào ngày 22.9,” Adam Crisafulli, nhà sáng lập Vital Knowledge Media nhận định.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/chung-khoan-my-ket-tuan-voi-ky-luc-moi-giua-rui-ro-dieu-chinh-gia)
1 năm trước
1 năm trước
Giá nhà ở Hoa Kỳ tăng trở lại sau nhiều đợt giảm6 tháng trước
Bằng đại học không còn quan trọng với nhiều người Mỹ