Ngày 22.3, cục Dự trữ Liên bang thông báo lãi suất sẽ tăng thêm đến mức cao nhất trong 16 năm, khiến chi phí vay giữa các ngân hàng trở nên cao hơn và không thực hiện lời kêu gọi tạm hoãn tăng lãi suất để tập trung hạ nhiệt cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Ủy ban chính sách của Fed cho biết lãi suất cơ bản sẽ tăng thêm 0,25% lên biên độ 4,5% – 4,75% sau cuộc họp hai ngày trong bối cảnh kinh tế bất ổn. Lãi suất hiện đang ở mức cao nhất kể từ cuối năm 2007.
Đáng chú ý, thông báo của Fed rõ ràng không đề cập đến những đợt tăng lãi suất trong thời gian tới, thay vào đó, Fed nói rằng cục “kiên quyết tăng lãi suất có thể là cách làm phù hợp để đạt được chính sách tiền tệ giúp kiểm soát tốt nhằm đưa lạm phát” về mục tiêu 2%.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng ngân hàng trung ương không nói ngân hàng hi vọng các đợt tăng lãi suất trong thời gian tới “sẽ phù hợp,” nhưng Fed dự báo lãi suất tham chiếu cuối năm vẫn giữ nguyên ở mức 5,1%, ám chỉ lãi suất sẽ có thể tăng thêm trong 9 tháng tới.
Trong cuộc họp báo sau khi Fed thông báo sẽ nâng lãi suất, chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế Mỹ đang chắc chắn chứng kiến tình trạng thiểu phát và niềm tin vào sức khỏe của lĩnh vực ngân hàng.
Giá cổ phiếu tăng khiêm tốn sau thông báo của Fed; chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones tăng 250 điểm, tương đương 0,7%, trước khi giảm gần 610 điểm còn 450 điểm trong ngày.
Fed tăng lãi suất sau tám cuộc họp kín về chính sách trước đó từ tháng 3 năm ngoái với mục tiêu chống lại lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong 4 thập niên. Sau bốn lần nâng lãi suất 75 điểm cơ bản liên tiếp, Fed đã giảm tốc độ nâng lãi suất về mức 0,5 điểm phần trăm vào tháng 12 năm ngoái và tiếp tục giảm còn 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 2 vừa qua.
Nhờ đó, nỗ lực chống lạm phát của Fed bắt đầu có kết quả khả quan. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9.2021. Tuy nhiên, tỉ lệ lạm phát 6% vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Powell.
Lãi suất cao hơn gây ra nhiều tác động phụ không đáng có do chi phí vay cao hơn cắt giảm lợi nhuận của công ty đồng thời kéo giá cổ phiếu xuống (S&P 500 giảm 16% kể từ đầu năm 2022) cũng như bắt đầu xuất hiện nhiều vết nứt trong hệ thống tài chính.
Silicon Valley Bank và Signature Bank phá sản vào đầu tháng này do các ngân hàng không thể giải quyết được những khó khăn trong hoạt động, trong khi đó First Republic ở San Francisco đang cố gắng giải quyết các vấn đề thanh khoản lớn mặc dù nhận sự hỗ trợ từ chính phủ liên bang và các ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ.
“Chu kỳ tăng lãi suất đang sắp kết thúc,” Jamie Cox, đối tác quản lý tại Harris Financial, cho biết trong các email bình luận.
Sheila Bair, chủ tịch Federal Deposit Insurance Corp. từ năm 2006 đến năm 2011 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ở thời điểm đó, là một trong số các chuyên gia kêu gọi Fed tạm dừng tăng lãi suất để tập trung vào giúp đỡ hệ thống ngân hàng. “Những cuộc suy thoái sâu chúng ta từng trải qua trong lịch sử đều có nguyên nhân. . . do hệ thống ngân hàng phát triển không ổn định đồng thời tín dụng bị thu hẹp nghiêm trọng. Đó là những gì làm cho nền kinh tế rơi vào suy thoái,” Bair giải thích trong cuộc phỏng vấn ngày 22.3 với Washington Post.
Tuần trước, mức lãi suất vay thế chấp chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 2, theo dữ liệu mới được công bố vào sáng ngày 22.3, tuy nhiên lãi suất tăng thêm có thể sẽ khiến mức lãi suất vay thế chấp một lần nữa tăng cao.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu nhiều đợt nâng lãi suất mới
2 năm trước
Thương mại 10 tháng lần đầu vượt mốc 500 tỉ USD9 tháng trước
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản2 năm trước
Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2022 lên 6,5%