Kinh doanh

Goldman dự báo lãi suất cơ bản khó quay trở lại mức gần bằng 0%

5 tháng trước
Tác giả Derek Saul

Trong báo cáo triển vọng kinh tế năm 2024, các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs cho biết cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất trong chiến dịch thắt chặt tiền tệ mạnh tay Fed đang thực hiện để chống lạm phát, nhưng họ không kỳ vọng lãi suất sẽ quay trở lại mức thấp trước đó.

Share
this:

“Phần khó khăn trong cuộc chiến chống lạm phát đang được đánh giá,” nhóm chuyên gia kinh tế của Goldman viết trong thông báo gửi đến khách hàng vào ngày 12.11.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự đoán khả năng suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ trong 12 tháng tới chỉ ở mức khá thấp 15%, đồng thời lưu ý thêm “chúng ta đã trải qua những cú sốc lớn nhất do chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ gây ra.”

Fed dự báo lãi suất sẽ giảm xuống mức 2,9% vào năm 2026. Ảnh: Getty Images/ Forbes

Goldman Sachs dự báo năm tới lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu dài hạn 2% như kỳ vọng của Fed để lãi suất cơ bản giảm. Đây sẽ là đợt giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3.2020. Theo dự đoán của Goldman, Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất 0,25% trong ba tháng đầu năm 2024 và mỗi quý sẽ giảm thêm cho đến quý 2.2026 trước khi giữ ở mức 3,5 – 3,75%.

Tuy nhiên, David Mericle, chuyên gia kinh tế trưởng tại Hoa Kỳ của Goldman Sachs, lưu ý mức lãi suất này vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn từ cuộc đại suy thoái đến chu kỳ tăng lãi suất đang diễn ra.

Sở dĩ ngân hàng trung ương Hoa Kỳ quyết định không đưa lãi suất trở lại mức gần bằng 0 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hơn là do Fed đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Nhiều người cho rằng không cần thiết phải giữ lãi suất ở mức cao “một khi vấn đề lạm phát được giải quyết” còn những nhân viên khác “nhận thấy có rất ít lý do để kích thích một nền kinh tế vốn tăng trưởng mạnh.”

Kể từ đầu năm 2022, Fed tăng lãi suất cơ bản từ gần 0% lên hơn 5%, tốc độ tăng nhanh nhất trong 40 năm qua. Chu kỳ tăng lãi suất giúp lạm phát giảm hơn một nửa và nhờ đó nền kinh tế không rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài hoặc khiến thị trường chứng khoán liên tục lao dốc (chỉ số S&P 500 giảm 8% kể từ cuối năm 2021 nhưng tăng 36% kể từ cuối năm 2019).

Fed điều chỉnh lãi suất cơ bản chủ yếu là để điều chỉnh nền kinh tế, vì khi lãi suất tăng, chi phí vay cao hơn khiến việc vay vốn trở nên đắt đỏ hơn, từ đó tác động đến nền kinh tế. Gần đây Fed dự báo lãi suất sẽ giảm xuống mức 2,9% vào năm 2026, thấp hơn nhiều so với dự đoán của Goldman.

Biên dịch: Gia Nhi

———————–

Xem thêm:

Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 – 5,5%
Fed tăng lãi suất thêm 0,25%
Fed tăng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu nhiều đợt nâng lãi suất mới
Phố Wall quay đầu giảm do lo ngại Fed tăng lãi suất