Kinh doanh

BlockFi phá sản theo sau vụ sụp đổ của FTX

Hôm 28.11, công ty cho vay tiền mã hóa BlockFi thông báo chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 do liên quan đến vụ sụp đổ của FTX.

Share
this:

Đây là vụ sụp đổ mới nhất trong ngành công nghiệp khó lường với nhiều biến động tiêu cực cùng với đà giảm chưa từng thấy của tiền mã hóa (mùa đông tiền mã hóa) trong năm 2021. Ngoài ra, nếu Gemini và Genesis cũng đang có dấu hiệu tương tự thì làn sóng này sẽ còn lan rộng hơn nữa.

BlockFi là một nền tảng cho vay tiền mã hóa ở New Jersey, do giám đốc điều hành fintech và doanh nhân tiền mã hóa Zac Prince thành lập năm 2017. Công ty tự xem mình là “cầu nối” giữa tiền mã hóa với các sản phẩm tài chính truyền thống.

Từ năm 2017, công ty nổi tiếng này thu hút nhiều nhà đầu tư tên tuổi cũng như các quỹ phòng hộ rót hàng trăm triệu đô la Mỹ. Khi giá trị tiền mã hóa tăng mạnh vào năm 2021, BlockFi tuyên bố quản lý tài sản trị giá hơn 15 tỉ USD, một mức định giá chắc chắn gây ấn tượng mạnh giữa giai đoạn mùa đông tiền mã hóa.

Nhưng nhóm khách hàng cơ bản của BlockFi là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Công ty cho vay tiền mã hóa này cung cấp các khoản vay bằng tiền mã hóa gần như ngay lập tức mà không cần kiểm tra tín dụng. Nhà đầu tư cũng có thể gửi tiền mã hóa vào tài khoản tiền gửi với lãi suất cao.

Thật không may, chính mô hình tài chính này gây ra rắc rối cho BlockFi.

BlockFi đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Ảnh: Sopa Images/Lightrocket Via Getty Images/Forbes

Vì sản phẩm của BlockFi được định giá dựa trên giá trị tiền mã hóa nên hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào giá tiền mã hóa lành mạnh. Vì vậy, khi thị trường tiền mã hóa lao dốc năm nay, doanh thu BlockFi cũng trượt theo và xuất hiện những vấn đề tài chính.

Để ngăn chặn điều tồi tệ nhất của mùa đông tiền mã hóa, BlockFi đã mở hạn mức tín dụng trị giá 400 triệu USD với công ty cho vay tiền mã hóa FTX vào mùa hè rồi. Công ty đã vay trả trước 275 triệu USD để vượt qua giai đoạn khó khăn khi nhà đầu tư hoảng sợ khiến giá lao dốc. Theo thỏa thuận, FTX giữ lại tùy chọn mua BlockFi với giá 240 triệu USD – một tùy chọn không bao giờ thành hiện thực.

Vào thời điểm đó, hạn mức tín dụng được xem như lưới an toàn được một trong những công ty tiền mã hóa ổn định và thống trị nhất trong ngành tạo ra. CEO Zac Prince của BlockFi cảm kích cơ hội này vì mang lại “khả năng tiếp cận vốn giúp củng cố thêm nguồn tài chính của chúng tôi.”

Tuy nhiên, hạn mức tín dụng chỉ là một giải pháp tạm thời: BlockFi cũng sa thải khoảng 20% lực lượng lao động, giảm bồi thường cho giám đốc điều hành và ngừng tuyển dụng mới. Trong một khoảng thời gian ngắn, có vẻ như công ty đã giải quyết được khó khăn.

Cho đến khi những khó khăn hơn kéo đến công ty không thể giải quyết và nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Ngày 28.11, BlockFi chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 ở New Jersey, vụ phá sản đầu tiên chính thức liên quan khi FTX sụp đổ trong ngày 11.11.

CEO của BlockFi đổ lỗi nguyên nhân gây ra khủng hoảng thanh khoản liên quan “đáng kể” đến FTX, cùng với thị trường tiền mã hóa đầy biến động. Do vướng vào hạn mức tín dụng trị giá 275 triệu USD, khi FTX sụp đổ bởi nhiều cáo buộc về quản lý tài chính và doanh nghiệp yếu kém, BlockFi cũng bắt đầu gặp khó khăn.

Trong những ngày sau khi FTX sụp đổ, BlockFi ngừng hoạt động rút tiền gửi cũng như giao dịch trong bối cảnh lo ngại về sự ổn định đang diễn ra. Công ty cũng yêu cầu khách hàng hạn chế gửi thêm tiền trong thời điểm hiện tại.

100.000 chủ nợ – bao gồm cả chính phủ Hoa Kỳ, theo hồ sơ phá sản của BlockFi. Thật không may, một số khoản nợ này có giá trị lớn. Chủ nợ lớn nhất đầu tiên của BlockFi là Ankura Trust. Thật trớ trêu đây là công ty quản lý khoản vay cho công ty gặp khó khăn. BlockFi nợ Ankura khoảng 729 triệu USD.

West Realm Shires của FTX là chủ nợ lớn thứ hai của BlockFi, nợ 275 triệu USD.

BlockFi cũng liệt kê nợ ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ 30 triệu USD. Số nợ này bắt nguồn từ khoản thanh toán trị giá 100 triệu USD vào tháng 2 vừa qua liên quan đến các khoản phí BlockFi không đăng ký chính xác và sản phẩm cho vay bằng tiền mã hóa. SEC cũng phát hiện BlockFi đưa ra những tuyên bố sai, gây hiểu lầm về mức độ rủi ro liên quan đến tiền mã hóa.

Kế hoạch phá sản của BlockFi. Ngày 29.11, BlockFi dự kiến ​​xuất hiện tại tòa án để bắt đầu thực hiện kế hoạch. Công ty cố tình thuê luật sư để hỗ trợ quá trình này.

Trong hồ sơ, BlockFi bày tỏ ý định cố gắng có được quyền thực hiện yêu cầu rút tiền của khách hàng. Theo Mark Renzi, một trong những cố vấn tài chính được đề cử của BlockFi, mục tiêu là để khách hàng của BlockFi “cuối cùng nhận lại được một phần đáng kể trong khoản đầu tư của họ.”

BlockFi cũng yêu cầu quyền tiếp tục trả lương cho nhân viên đồng thời thực hiện biện pháp để tiếp tục hoạt động hằng ngày trong suốt quá trình tái cơ cấu.

Tất nhiên, liệu điều đó có thực sự xảy ra hay không vẫn còn phải xem.

Trong thủ tục giấy tờ hôm 28.11, BlockFi cần khoản tiền mặt 257 triệu USD để hỗ trợ thủ tục phá sản. Công ty liệt kê tài sản và khoản nợ trị giá khoảng từ 1 tỉ đến 10 tỉ USD.

Trong tương lai, BlockFi hi vọng sẽ sử dụng quy trình tái cơ cấu trong Chương 11 để giảm chi phí đáng kể. Những đề xuất bao gồm cắt giảm nhân sự, thu hồi khoản nợ, đồng thời thanh toán cho một số khách hàng nhất định cả bằng tiền mã hóa, tiền mặt và cổ phiếu mới. Kế hoạch cũng bao gồm một lựa chọn để bán công ty.

Tuy nhiên, BlockFi cảnh báo rằng việc khôi phục tài sản cũng như thực hiện kế hoạch có thể mất nhiều thời gian hơn do vướng mắc tài chính với FTX. FTX cũng đang trong quá trình phá sản. Nếu các báo cáo ban đầu có bất kỳ dấu hiệu nào, thì tình trạng đó có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí nhiều năm.

Tuy nhiên, BlockFi lại cảm thấy lạc quan đối với tình trạng khó khăn này. Trong bài đăng trên blog, BlockFi cho biết hi vọng Chương 11 sẽ giúp công ty ổn định cũng như tối đa hóa giá trị cho các bên liên quan. “Hành động vì lợi ích cao nhất của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và tiếp tục định hướng con đường phía trước,” theo bài đăng.

Những người cho vay tiền mã hóa khác đang bị căng thẳng. BlockFi không phải là công ty tiền mã hóa đầu tiên sụp đổ trong năm nay – nhưng đây là nạn nhân đầu tiên có thể liên quan trực tiếp đến đơn xin phá sản của FTX.

Ngay sau khi FTX sụp đổ, bộ phận cho vay của công ty môi giới tiền mã hóa Genesis cũng cho thấy sự yếu kém. Công ty đình chỉ việc mua lại và khởi tạo khoản vay mới sau khi yêu cầu rút tiền tăng đột biến vượt quá mức thanh khoản.

Gemini, một đối tác của Genesis, ngay sau đó đã làm theo, cảnh báo ngưng rút tiền từ chương trình có lãi suất.

Đầu mùa hè này, các đối thủ cạnh tranh của BlockFi là Voyager Digital và Celsius Network đều nộp đơn xin phá sản trong điều kiện thị trường khắc nghiệt dẫn đến tổn thất đáng kể cho cả hai công ty. Thời điểm đó, chỉ riêng Bitcoin giảm hơn 20% chỉ trong một tuần.

Trớ trêu thay, BlockFi cũng chịu khoản lỗ tổng cộng 80 triệu USD và giảm 20% nhân viên trong giai đoạn này – nhưng khoản vay FTX đã giúp công ty tồn tại.

Tất nhiên, cho đến khi chính FTX sụp đổ.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư? Sự sụp đổ liên tiếp của FTX và BlockFi cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng trong ngành công nghiệp tiền mã hóa: một nền tảng lung lay dựa trên các loại tiền kỹ thuật số dễ biến động.

Hãy nghĩ về những công ty cho vay và trao đổi tiền mã hóa như FTX và BlockFi như những “ngân hàng” thực tế của thế giới tiền mã hóa. Nhiều công ty trong số này đã bùng nổ trong thời kỳ tiền mã hóa tăng vọt khi đại dịch bùng phát, thu hút tỉ phú, quỹ phòng hộ, “anh em tiền mã hóa” cũng như nhà đầu tư bán lẻ.

Nhưng vì ngành công nghiệp tiền mã hóa đang ở giai đoạn non trẻ nên quy định còn chắp vá và không nhất quán khi chúng tồn tại. Các ngân hàng cũng như công ty cho vay tiền mã hóa thường không phải tuân theo quy định hoặc biện pháp bảo vệ người tiêu dùng giống như ngân hàng truyền thống.

Vì vậy, khi công ty cho vay tiền mã hóa có mức thanh khoản không đủ đối mặt với khủng hoảng, họ sẽ thấy mức tác động rất lớn. Hãy xem xét FTX: khi công ty tiền mã hóa khổng lồ được cho là ổn định này gặp sự cố, 130 công ty thành viên đóng cửa theo. Ngoài ra, nhiều công ty khác cũng chịu thiệt hại theo.

Và cho đến nay, có vẻ như khách hàng là những người gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm:
Bitfufu đệ đơn yêu cầu FTX bồi thường 11,7 triệu USD

Binance thoái vốn toàn bộ token FTT của FTX