Tòa án Tối cao Mỹ xem xét việc các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook có phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung đăng tải từ người dùng.
Tòa án tối cao tại Mỹ sẽ xem xét về trách nhiệm của các nền tảng mạng xã hội lớn, đặc biệt là Twitter, Facebook, YouTube, vì những bài đăng có tính chất nguy hiểm, thách thức đối với biện pháp bảo vệ mà các hãng công nghệ này tuyên bố là cần thiết để ngăn Internet không trở thành môi trường độc hại. Nhưng những lời chỉ trích này đã đi quá giới hạn.
Hôm 20.2, tòa án tối cao Mỹ đã tiến hành phiên tranh luận cho vụ kiện tụng giữa gia đình của nữ sinh viên Nohemi Gonzalez và Google. Gia đình của nữ sinh viên này cho rằng YouTube phải có trách nhiệm về cái chết của Nohemi Gonzalez trong vụ tấn công khủng bố tại Paris hồi năm 2015, khi thuật toán trên nền tảng này đề xuất các video khủng bố của tổ chức ISIS. Bên cạnh đó là phiên tranh luận cho vụ kiện giữa gia đình của Nawras Alassaf và Twitter diễn ra hôm 22.2, với cáo buộc tương tự liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2017.
Phiên tranh luận đầu tiên sẽ quyết định xem liệu YouTube có phải chịu trách nhiệm pháp lý, với nền tảng này viện dẫn Điều 230 theo Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp (Communications Decency Act) năm 1996. Đây là điều luật cho phép các nền tảng mạng xã hội và những hãng công nghệ khác được miễn trừ trách nhiệm pháp lý khi bên thứ ba đăng tải nội dung trên nền tảng.
Trong hồ sơ gửi lên tòa án, các hãng công nghệ gồm Google, Meta, Twitter, Microsoft, Yelp, Reddit, Craigslist, Wikipedia và những cái tên khác cho rằng phán quyết YouTube có thể chịu trách nhiệm pháp lý sẽ để lại những hệ quả khôn lường, buộc các nền tảng trực tuyến phải giới hạn bất kỳ nội dung nào có khả năng vi phạm hoặc làm ngược lại và giảm những thứ không có tiềm năng vi phạm.
Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và Knight Foundation là một trong những tổ chức ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ, đưa ra cảnh báo rằng những quy định hạn chế như trên có thể làm giảm đi quyền tự do ngôn luận và Google cho rằng môi trường Internet có thể trở thành “nơi hỗn loạn và xuất hiện các vụ kiện tụng” nếu các nền tảng công nghệ buộc phải dừng thuật toán đề xuất nội dung.
Phiên tranh luận của Twitter, cũng có sự tham gia từ Facebook và Google, lại tập trung vào việc liệu các nền tảng mạng xã hội có phải chịu trách nhiệm pháp lý theo Đạo luật Chống khủng bố, cho phép đệ đơn kiện với bất kỳ cá nhân/tổ chức có hành động “hỗ trợ và tiếp tay” cho hành vi khủng bố quy mô quốc tế.
Sau khi phiên xét xử cấp thấp phán quyết các thành phần khủng bố nằm trong số lượng người dùng của công ty là không đủ để tiến hành kiện tụng, Twitter cho rằng phán quyết nền tảng này chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến “trách nhiệm pháp lý rộng hơn” đối với các nền tảng mạng xã hội khác. Facebook và Google cho rằng việc này có thể ảnh hưởng đến các tổ chức khác, bao gồm cả tổ chức nhân đạo hoạt động tại những nước như Syria, phải làm việc, kể cả gián tiếp, với nhóm khủng bố.
Phía nguyên đơn cáo buộc Google đã phủ nhận dự báo từ các công ty công nghệ trong hồ sơ tóm tắt diễn biến tại phiên tòa, cho rằng công ty này đã hành động quá mức cần thiết và “gần như không liên quan đến các vấn đề cụ thể”. “Rất dễ để đưa ra dự báo rằng phán quyết từ tòa án sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường, nhưng lại khó để đánh giá,” người khởi kiện nhận định, lưu ý rằng tuy các nền tảng mạnh xã hội vẫn có “tấm khiên” pháp lý khác như Hiến pháp Hoa Kỳ, song không thể phủ nhận rằng những nội dung được đề xuất mang lại hậu quả nghiêm trọng.
Chính quyền tổng thống Biden cho rằng tòa án Tối cao Mỹ nên giới hạn phạm vi trong Điều 230 để có thể tiến hành kiện các nền tảng mạng xã hội, cảnh báo đạo luật này có thể làm giảm đi mức độ quan trọng của các đạo luật liên bang khác.
Theo Nhà Trắng, Điều 230 không bảo vệ YouTube trước những đơn kiện về việc thuật toán đề xuất các nội dung không lành mạnh, xét đến việc thuật toán do công ty phát triển.
Những người ủng hộ nguyên đơn cũng cho rằng việc xử phạt Google có thể giúp các nền tảng mạng xã hội sửa lại thuật toán, với tổ chức về Quyền Riêng tư Điện tử (EPIC) chỉ ra các nền tảng mạng xã hội lợi dụng Điều 230 để bảo vệ bản thân thay vì làm cho sản phẩm trở nên an toàn hơn.
Trong hồ sơ tóm tắt, Google cho biết “bác bỏ đạo luật 230 đối với YouTube có thể làm giảm đi hiệu ứng lan tỏa.” Google cho rằng bác bỏ đạo luật 230 sẽ làm xáo trộn môi trường Internet và giảm đi quyền tự do ngôn luận, cũng như gia tăng những bình luận mang tính xúc phạm.
Tòa án tối cao Mỹ sẽ đưa ra phán quyết chính thức đối với hai phiên tranh luận này vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.2023. Có khả năng là tòa án sẽ không đưa ra phán quyết chung khi nào các nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm pháp lý theo Điều 230. Google cho rằng tòa án có thể khép lại phiên tranh luận của Twitter bằng cách phán quyết rằng gia đình nạn nhân chưa đủ lý do để tiến hành kiện tụng, cũng như bác bỏ trường hợp của chính công ty này mà không cần phải đưa vào Điều 230.
Trước phiên tranh luận tại tòa án Tối cao Mỹ, Google đã tham dự hai phiên tòa thượng tố và phiên tòa cấp quận, với phán quyết công ty được miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo Điều 230. Phiên tòa này diễn ra cùng lúc với phiên tòa của Twitter trước Tòa án Thượng Tố theo 9 Khu vực Mỹ. Tuy vậy, trong trường hợp của Twitter, phiên tòa đưa ra Twitter, Facebook và Google đều có thể chịu trách nhiệm pháp lý theo Đạo luật Chống Khủng bố.
Việc tòa án Tối cao Mỹ tiếp nhận trường hợp của các nền tảng mạng xã hội diễn ra trong bối cảnh quyền lực của nhóm Big Tech ngày càng tăng và những nền tảng này vấp phải chỉ trích từ hai đảng Dân Chủ cũng như Cộng Hòa vì không thể kiểm soát nội dung độc hại. Tòa án Tối cao Mỹ tiếp nhận trường hợp này sau khi thẩm phán Justice Clarence Thomas kêu gọi xem xét lại Điều 230.
Các luật sư của đảng Cộng Hòa đặc biệt tập trung vào đạo luật 230 và mong muốn các nền tảng mạng xã hội phải có trách nhiệm pháp lý hơn nữa. Dẫn đầu nhóm 11 luật sư của đảng Công Hòa, Ted Cruz cho rằng tòa án Tối cao Mỹ nên giới hạn phạm vi của Điều 230, đưa ra các nền tảng mạng xã hội lợi dụng đạo luật này để “không phải giới hạn quyền truy cập và gỡ bỏ nội dung theo quan điểm chính trị.”
2 năm trước
Tỉ phú Jack Dorsey rời vị trí CEO Twitter