Quốc tế

Góc nhìn về sự kiện tỉ phú Elon Musk muốn mua lại Twitter

1 năm trước
Tác giả Abram Brown

Share
this:

Thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỉ USD từ người giàu nhất thế giới, Elon Musk đang thu hút nhiều sự chú ý về các sự kiện xoay quanh.

Gần như ngay từ đầu, Elon Musk không chỉ muốn mua Twitter để ngồi vào ban lãnh đạo hay giữ vị thế cổ đông lớn nhất, mà ông còn từng cân nhắc thành lập mạng xã hội cạnh tranh trước khi gạt bỏ kế hoạch để tập trung vào thương vụ thâu tóm, theo thông tin mới về lời đề nghị trị giá 44 tỉ USD cung cấp trong hồ sơ của SEC.

Elon Musk tại sự kiện Met Gala 2022 tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Rw/Mediapunch/Ipx

Bản tuyên bố ủy quyền được ban lãnh đạo Twitter đưa ra để đốc thúc các cổ đông chấp thuận cho lời đề nghị từ Elon Musk, hé lộ chi tiết về dự định ban đầu của ông. Elon Musk thực sự muốn tiếp quản Twitter và ông đã suy nghĩ về việc này lâu hơn chúng ta biết.

Những gì được hé lộ trong bản tuyên bố là không nhiều và chỉ làm phức tạp thêm tình hình hiện nay, với Elon Musk có khả năng không chốt lại thương vụ mua Twitter (mặc cho ông nghĩ về việc này trong một khoảng thời gian).

Musk cho biết chỉ tiến hành thỏa thuận nếu Twitter có thể chứng minh cho báo chí về tài khoản spam và bot. Trong khi đó, Twitter nhấn mạnh thỏa thuận sẽ tiếp tục với mức giá chốt lại 54,20 USD/cổ phiếu.

Hãy thảo luận về những gì chúng ta rút ra được từ bản tuyên bố ủy quyền. Sau khi gom mua hơn 9% cổ phần của Twitter, vào ngày 27.3, Musk đã gặp CEO Parag Agrawal và chủ tịch Bret Taylor để thông báo rằng ông đã tích lũy lượng lớn cổ phần này.

Thêm vào đó, Musk cho biết ông đã suy nghĩ về một vài lựa chọn cho động thái tiếp theo gồm thành lập mạng xã hội đối thủ, gia nhập ban lãnh đạo Twitter hoặc thâu tóm công ty. Thế là Musk nhanh chóng từ bỏ ý tưởng lập ứng dụng để cạnh tranh (nước đi thông minh, khi cựu tổng thống Donald Trump nhận ra khó khăn đã quá muộn) và cũng không tham gia vào ban lãnh đạo.

Elon Musk từng chấp nhận vai trò lãnh đạo, nhưng lại từ chối vài ngày sau đó. Sau khi từ chối gia nhập, Musk thông báo cho Twitter về ý định mua lại công ty. Qua đó, chỉ còn lựa chọn thứ ba là thâu tóm Twitter.

Đến nay, vẫn chưa rõ thời điểm Elon Musk quyết định tiến hành thương vụ thâu tóm, nhưng bản tuyên bố ủy quyền làm rõ về việc ông đã suy nghĩ về việc này trong bao lâu.

Twitter không đưa ra quá nhiều thông tin về kế hoạch của Elon Musk. Trong bài bình luận công khai, CEO Agrawal cảnh báo nhân viên và các cổ đông về “sự phân tâm phía trước” (một cách nói giảm nói tránh qua góc nhìn từ nhận thức muộn màng).

Agrawal không đề cập đến việc Musk đã thông báo tới ông và ban lãnh đạo Twitter về kế hoạch mua lại công ty. Tuy vậy, mối lo ngại về Elon Musk thâu tóm Twitter khiến ban lãnh đạo phải chú ý và tham gia vào mọi giai đoạn thỏa thuận với ông ngay từ đầu. Việc này bao gồm cả lời đề nghị gia nhập ban lãnh đạo và cố gắng hạn chế số cổ phần của Twitter mà Musk có thể mua.

Thông báo của CEO Parag Agrawal về việc Elon Musk từ chối gia nhập ban lãnh đạo Twitter

Một hé lộ khác từ bản tuyên bố: Musk và nhà đồng sáng lập Twitter, Jack Dorsey là hai người bạn, thậm chí còn thân thiết hơn chúng ta nhìn thấy từ những bài đăng qua lại.

Điều này thực sự có trong bản tuyên bố ủy quyền ở trang 43: Tại buổi họp của ban lãnh đạo hôm 3.4, “ông Dorsey đã thông báo tới ban lãnh đạo Twitter rằng ông và ông Musk là bạn thân.”

Tình bạn của họ là nguyên do làm phức tạp quá trình thỏa thuận của Twitter, khi Dorsey công khai ủng hộ Elon Musk tự nhân hóa công ty và chỉ trích ban lãnh đạo (thời điểm ông chưa rời đi) trước khi các giám đốc bỏ phiếu tán thành lời đề nghị của Musk.

Jack Dorsey chính là người đầu tiên được Elon Musk liên lạc về Twitter (vào ngày 26.3.2021) và Musk đã nói ông thay đổi kế hoạch rời khỏi ban lãnh đạo vào tháng 5.2021 trong một cuộc trò chuyện khác.

Jack Dorsey từ chối và nói với Musk rằng Twitter sẽ tốt hơn khi trở thành công ty tư nhân. 4 ngày sau, Elon Musk thông báo ý định tư nhân hóa Twitter tới ban lãnh đạo.

Tóm gọn lại: Elon Musk và Dorsey là bạn, và tình bạn ấy ít nhất là một phần tạo sự hứng thứ của Musk cho Twitter. Chúng ta đều đã biết điều này trước bản tuyên bố ủy quyền, song điều này thực sự làm rõ ngay cả khi không phải lúc nào sự hứng thú từ Elon Musk là điều tốt nhất cho Twitter.

Dưới đây là một vài thông tin thú vị từ bản tuyên bố và chúng ta sẽ điểm lại những gì khác đã xảy ra trong sáng ngày 17.5:

  • Elon Musk đã vượt qua bài kiểm tra lý lịch. Có một vài nhận định trên Internet rằng có thể điều gì đó đã xảy ra trong quá trình Twitter tiến hành kiểm tra, khi họ cho rằng Musk gia nhập vào ban lãnh đạo. Có thể trước đó SEC đã tiến hành một vài cuộc điều tra và tác động lên quyết định từ chối tham gia vào ban lãnh đạo của Musk. Không phải như vậy.
  • Twitter không quá nỗ lực trong việc tìm kiếm “hiệp sĩ trắng”. Vào ngày 14.4, một ngày sau khi Musk công khai hé lộ kế hoạch mua lại Twitter, ban lãnh đạo của mạng xã hội này đã có buổi gặp mặt với các giám đốc từ ngân hàng Goldman Sanchs và quyết định không theo đuổi “chiến lược” cho thương vụ này (ý của họ là “Tự tìm nhà đầu tư khác mà công ty có thể hoạt động dễ dàng hơn,” Nói cách đó là “hiệp sĩ trắng”).
  • Tại sao Twitter không kêu gọi những lời đề nghị khác? Theo góc nhìn không khả qua về triền vọng kinh doanh của Twitter, các giám đốc ngân hàng và ban lãnh đi đến kết luận rằng “Các nhà đầu tư khác gần như không có hứng thú hoặc không đủ khả năng tài chính để mua lại Twitter,” theo bản tuyên bố. Do vậy, chỉ có Elon Musk sẵn sàng tiếp quản Twitter ngay bây giờ.
  • Đến khi Elon Musk xuất hiện, Twitter nhận thức rằng công ty không thể hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2021 là đạt doanh thu 7,5 tỉ USD vào năm 2023. Tham chiếu từ nội bộ cho thấy công ty đạt 7,2 tỉ USD, vẫn thể hiện tốc độ tăng trưởng cao từ doanh thu 5,1 tỉ USD trong năm 2021.
  • Twitter dự báo doanh thu tăng từ 10 tỉ USD (2025) lên 12,9 tỉ USD (2027). Elon Musk liên tục đưa ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng trong việc thu hút những nhà đồng đầu tư tiềm năng trong thỏa thuận. Musk cho rằng ông có thể nâng doanh thu của Twitter lên 28 tỉ USD vào năm 2028, với 12 tỉ USD từ doanh số quảng cáo, 10 tỉ USD từ phiên bản trả phí, theo New York Times. Hiện nay, gần như toàn bộ doanh thu của Twitter từ quảng cáo.
  • Thông tin cuối từ bản tuyên bố mà bạn phải phì cười, xét đến vị thế. Tư liệu có tiêu đề “Khuyến nghị từ Ban lãnh đạo Twitter và Lý do để Sáp nhập,” khi ban lãnh đạo của Twitter đưa ra những lý do vì sao các cổ đông nên đồng thuận cho lời đề nghị mua lại.

    Trong những nhân tố khác, việc này bao gồm Twitter từng gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng doanh thu và người dùng; các giám đốc ngân hàng kết luận 54,20 là mức giá tốt; không có nhà đầu tư nào khác có hứng thú và tính hợp lý của thỏa thuận có khả năng hoàn tất. Ban lãnh đạo Twitter có niềm tin lời đề nghị mua lại từ Elon Musk có khả năng chốt được.”

Thật thú vị khi nhìn nhận “tính hợp lý của thỏa thuận có khả năng hoàn tất” được đưa ra kể từ khi thỏa thuận hiện nay ít có khả năng chốt lại hơn một tuần trước đó (ít nhất là với mức giá 54,20 USD/cổ phiếu). Giờ chúng ta quay trở lại với sự kiện mới nhất.

Vài giờ trước khi Twitter đưa ra bản tuyên bố ủy thác sáng ngày 17.5, Elon Musk cho biết không thể tiến hành thỏa thuận trừ khi công ty đưa ra bằng chứng cho ước tính dưới 5% tài khoản Twitter là spam. Elon Musk đã biến việc chống các toàn khoản spam và bot trở thành một trong những chủ đề bàn luận.
Vào ngày 13.5, Musk cho biết đã tạm ngừng thỏa thuận cho đến khi phân tích thêm về ước tính số tài khoản spam của Twitter, được báo cáo trong hồ sơ của SEC từ nhiều năm trước.

Tại hội nghị công nghệ vào ngày 16.5, Elon Musk cho biết ông tin rằng có đến 20% tài khoản spam. Trong khi đó, Agrawal đưa ra bài giải thích dài trên Twitter, nhấn mạnh các biện pháp chống tài khoản bot của công ty và một lần nữa khẳng định con số trên thấp hơn 5%. Musk phản hồi bài đăng của CEO Agrawal bằng biểu tượng cục phân.

Đúng vậy, Elon Musk, người đã suy nghĩ về việc mua lại hoặc cạnh tranh với Twitter trong một thời gian rất dài, có khả năng thay đổi quyết định thâu tóm. Có vẻ như ông lấy tài khoản bot làm cái cớ để rút khỏi thỏa thuận, mặc dù Musk phải trả 1 tỉ USD phí chấm dứt hợp đồng nếu cả hai bên đồng ý dừng thỏa thuận.

Hoặc đó là lý do để ép Twitter đàm phán lại mức giá 54,20 USD/cổ phiếu trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ lao dốc.

Twitter có thể không thực hiện cả hai điều trên và thay vào đó là kiện Elon Musk trong việc yêu cầu ông hoàn tất thỏa thuận đã ký kết với ban lãnh đạo để mua lại công ty. Nếu ban lãnh đạo cho rằng 54,20 USD/cổ phiếu là mức đề nghị tốt trong tháng 4.2022, con số này sẽ còn tốt hơn nữa trong tháng 5 này sau khi giá cổ phiếu của ngành công nghệ giảm xuống.
Trong thông cáo báo chí về bản tuyên bố ủy thác, công ty cho biết “Twitter cam kết nhanh chóng hoàn thành giao dịch về mức giá và các điều khoản đã đồng thuận.”
Các nhà đầu tư của Twitter nhận thức rõ về tình hình hiện nay. Trong phiên dịch trước giờ mở cửa hôm 17.5, giá cổ phiếu giảm thêm 0,6%, sau khi giảm 7% trong ngày 16.5.
Khoảng cách giữa giá cổ phiếu và mức đề nghị từ Elon Musk đã được rút ngắn lại chỉ còn vài đô-la Mỹ cách đây nhiều tuần trước, tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về việc thỏa thuận đổ bể.

Biên dịch: Minh Tuấn