Học giả và nghệ sĩ âm nhạc Saku Mantere đã chia sẻ về những điểm thú vị từ nhạc Jazz có thể áp dụng trong việc kinh doanh.
Đi ngược với nhận định thông thường rằng các học giả là những người chỉ vùi đầu vào sách vở, Saku Mantere, giáo sư nổi tiếng tại đại học McGill, vừa ra mắt album thu âm đầu tay mang tên “Upon First Impression”. Sau khi ra mắt, album đã được đón nhận tích cực và tạp chí the WholeNote của Canada viết “Các bài hát và âm nhạc của Saku Mantere thực sự tuyệt vời.”
Sinh ra tại Phần Lan, Saku Mantere lần đầu tiên chạm vào cây đàn guitar khi ông 11 tuổi và khá nghiêm túc với sở thích này khi lớn lên. Tuy vậy, Mantere đã tạm gác lại sở thích âm nhạc để theo đuổi sự nghiệp học thuật. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành triết học tại đại học Helsinki, ông nhận bằng tiến sĩ hai ngành tâm lý học nghề nghiệp và lãnh đạo từ đại học Aalto, nay là đại học Công nghệ Helsinki.
Sau này, Mantere chuyển đến Montreal và giảng dạy bộ môn “Chiến lược và Tổ chức” tại khoa Quản lý Desautels của đại học McGill. Mantere cũng là Tổng Biên tập của Delve – nền tảng lãnh đạo về tư duy trực thuộc đại học McGill.
Ông chỉ mới khơi lại niềm đam mê của mình âm nhạc trong thời gian gần đây và bắt đầu học thanh nhạc. Bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu, Mantere còn là nhà soạn nhạc, ca sĩ và nghệ sĩ chơi đàn guitar kết hợp giữa nhạc Jazz và hòa tấu.
Gần đây, tôi đã có dịp trò chuyện với Saku Mantere để hiểu rõ về việc trở thành nhạc sĩ hữu ích như thế nào với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Quả thực, giữa nhạc Jazz và điều hành việc kinh doanh có mối liên hệ tuyệt đẹp mà những nhà lãnh đạo có thể áp dụng.
Kiểm soát tất cả
Khi được hỏi về việc ông đã làm như thế nào để vừa có sự nghiệp học thuật vô cùng thành công vừa trở thành ngôi sao nhạc thu âm mới nổi, Mantere đã đưa ra nhận định về “cạm bẫy” từ việc duy trì sự bận rộn.
“Bằng một cách nào đó, chúng ta luôn tự thuyết phục rằng bản thân rất bận rộn và sẽ có được thành công nếu ở trạng thái bận rộn. Tôi phản đối quan điểm này. Chúng ta thành công khi có nền tảng về những gì mình đang làm và những gì ta muốn làm từ ban đầu,” Mantere cho biết.
Một phần nguyên do vì sao Mantere quyết định trở thành học giả nằm ở việc ông có thể góp phần làm nên một xã hội có sự đồng cảm hơn nữa. Theo Mantere, học thuật là một trong những lĩnh vực có thể đưa ra các câu trả lời ý nghĩa và đã qua tìm hiểu để giải quyết vấn đề của thế giới.
Ông tin tưởng rằng việc trở thành một nghệ sĩ âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn, từ việc trở thành “cầu nối” gắn kết mọi người lại với nhau bằng cách nhìn tính nhân văn chung của mỗi con người chúng ta.
Sân khấu và phòng học
Theo Mantere, người có những đề tài nghiên cứu tập trung vào chiến lược tổ chức, giao tiếp và thay đổi, có nhiều điểm tương đồng giữa nghiên cứu kinh doanh và nghệ thuật hỗ trợ cho công việc của ông.
“Không có nhiều sự khác biệt giữa việc đứng trên sân khấu và cách bạn giảng dạy. Bạn sẽ trả lời và ứng biến linh hoạt khi bắt đầu một cuộc hội thoại với học sinh. Đó là khi bạn đang hình thành kiến thức thay vì tạo ra nghệ thuật,” ông cho biết.
Bất kể việc này đang diễn ra bên trong lớp học hay nơi làm việc, liên tục tương tác là cách hình thành kiến thức mà các nhà quản lý không nên giảm xuống.
“Các giám đốc thường có khuynh hướng yêu cầu nhân viên đưa ra phẩn hồi, nhưng họ lại thiếu nhiều kỹ năng và sự tự tin cần có để tiến hành đối thoại,” Mantera nhận định. Còn ai khác tốt hơn nghệ sĩ nhạc Jazz trong việc nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi không thể ngờ tới từ nhân viên.
“Nhạc Jazz dạy cho ta khả năng ứng biến trong mọi tình huống. Khả năng sáng tạo từ thể loại nhạc này luôn đa dạng vì bạn thể hiện sự sáng tạo trước nhiều người. Khi áp dụng khả năng ứng biến của nhạc Jazz vào cách làm kinh doanh, việc này có thể “thể hiện trách nhiệm và đương đầu với thách thức. Mỗi ngành nghề tương trợ lẫn nhau và vượt qua khó khăn,” Mantere cho biết.
Sáng tạo cũng cần có giới hạn
Người ta thường nói bạn phải hiểu luật trước khi thay đổi. Tương tự như vậy, đổi mới sáng tạo cũng phải có nền tảng.
“Ta cần phải đặt ra ranh giới để làm việc trong lĩnh vực, giới hạn và sự ràng buộc nhất định. Như Charles Mingus, một trong những nghệ sĩ nhạc Jazz tài năng nhất lịch sử từng nói ‘Bạn cần phải có nền tảng để ứng biến’,” Mantere cho biết.
Do đó, chúng ta có thể nhận thức rõ về khoảng cách giữa việc một tài năng mới thay đổi lối suy nghĩ cũ và tôn trọng tri thức từ những người đi trước.
“Nghệ sĩ nhạc Jazz trẻ tuổi xem các bậc tiền bối như những người tiên phong, và những nghệ sĩ đã thành danh liên tục tìm kiếm và “ươm ầm” những tài năng trẻ hơn cho ban nhạc của họ. Về góc nhìn kinh doanh, đó là những nhà lãnh đạo cởi mở và hướng đến việc tìm ra thế hệ kế cận. Đó là cách họ thành công. Tuy vậy, thế hệ tiếp theo cũng phải thể hiện sự tôn trọng với những người có kinh nghiệm hơn,” ông cho biết.
9 tháng trước
Dan Amos nói về hài hước và rủi ro trong kinh doanh1 năm trước
Will.i.am chia sẻ về dự án mới với giải đua F1