Sự gia tăng nhu cầu thưởng thức âm nhạc không chỉ đơn thuần giải trí mà nhắm vào những nhu cầu trong đời sống như suy ngẫm, giải tỏa căng thẳng, động lực, tập trung và cải thiện sức khỏe.
iTunes từng thống trị thị trường nhạc số, làm khuynh đảo những đơn vị phân phối nhạc truyền thống và tạo ra một nền kinh tế giải trí điện tử hoàn toàn mới. Đây là minh chứng cho một trong những chiến lược khác biệt và hứa hẹn thành công nhất của Apple.
Đầu tiên, họ thống trị thị trường nhạc Mp3 với iPods. Sau đó, đưa những tính năng nghe nhạc này lên smartphone, thúc đẩy công ty vươn lên vị thế dẫn đầu trong thị trường di động.
Bảy năm sau, Spotify đảo ngược thị trường âm nhạc, hình thành vững chắc và nhanh chóng thống trị lĩnh vực âm nhạc trực tuyến. Cuối cùng, nền tảng này đã làm lu mờ hình thức tải nhạc của iTunes, đẩy Apple và những đối thủ cạnh tranh khác phải gia nhập vào cuộc đua âm nhạc trực tuyến và người dùng đăng ký.
Hiện nay thị trường âm nhạc điện tử có ba đại diện lớn nhất là Apple Music, Spotify và “tân binh” Amazon Music. Kể từ tháng 3.2020, Spotify có 130 triệu người dùng, Apple Music có khoảng 70 triệu người dùng và Amazon Music là hơn 50 triệu người dùng. Mặc dù YouTube Music của Google đã tăng thêm 1 triệu người sử dụng hàng tháng, nhưng tổng số tài khoản trả phí vẫn xếp sau với ít hơn 20 triệu người dùng.
Từng dịch vụ đã chuyển đổi sang mô hình tài khoản trả phí, đem đến cho người dùng khả năng truy cập nhanh chóng tới hơn 30 triệu bài hát từ 2.000 thể loại nhạc khác nhau. Do mỗi công ty phụ thuộc vào thỏa thuận với đơn vị cung cấp nhạc gần như độc quyền, nên cần thêm những yếu tố mới và khác biệt để giành phần thắng trong cuộc đua người dùng không ngừng thay đổi và nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
Ngành công nghiệp lại chứng kiến thêm một sự kiện khuynh đảo khác: đó là gia tăng nhu cầu thưởng thức âm nhạc không chỉ đơn thuần giải trí mà nhắm vào những nhu cầu trong đời sống như suy ngẫm, giải tỏa căng thẳng, động lực, tập trung và cải thiện sức khỏe.
Mặc dù thường được xem như âm nhạc chức năng, nhưng sẽ mở rộng khái niệm, âm nhạc tạo ra vì lợi ích của sức khỏe và tối ưu khả năng lắng nghe. Với vô số bài hát dành cho sức khỏe trong thư viện âm nhạc và tạo ra hàng trăm danh sách phát nhạc nhằm đáp ứng những nhu cầu kể trên, nhưng “ba ông lớn” này lại thường đi vào lối mòn với giao diện đã trở nên bão hòa khi chỉ tập trung vào tính giải trí, nghệ sĩ nổi tiếng và quảng cáo.
Thêm vào đó, sẽ rất khó để có thể thỏa mãn được toàn bộ người nghe nhạc trên thiết bị di động. Bạn có thể xem đây như giới hạn về kích thước của thiết bị. Do vậy, khả năng và nỗ lực tập trung vào sức khỏe của người nghe và khai thác giá trị từ âm nhạc cho thị trường sức khỏe điện tử vẫn chưa phải là tốt nhất.
Khi thị trường âm nhạc giải trí vẫn chiếm ưu thế trong thị phần chung, người dùng sớm được chứng kiến bước chuyển giao quan trọng từ những thay đổi ưu tiên và nền tảng công nghệ mới nhắm đem đến trải nghiệm nghe nhạc hiệu quả hơn.
Giá trị của sức khỏe và niềm hạnh phúc là một điều vô giá, khi mà những mối quan ngại về sức khỏe từ COVID-19 tăng cao và mọi người gặp phải mức độ căng thẳng và phân tâm lớn trong một xã hội quá tải bởi những thông tin.
Nếu thành công trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, ba ông lớn trong lĩnh vực âm nhạc điện tử sẽ có được “con gà đẻ trứng vàng” từ việc kết hợp công nghệ, sức khỏe và âm nhạc. Điều này đặc biệt đúng với Apple và Amazon, những doanh nghiệp đã sớm đầu tư có chiều sâu vào lĩnh vực sức khỏe và tích hợp các giải pháp về phong cách sống.
Thúc đẩy lĩnh vực sức khỏe
Các công ty đang có những bước cải tiến cho lĩnh vực sức khỏe. Vào tháng 4.2020, Spotify cho ra mắt chương trình Daily Wellness (Sức khỏe mỗi ngày), hỗ trợ người dùng tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Nền tảng âm nhạc trực tuyến số 1 thế giới bắt đầu đưa ra những lời khuyên để tạo động lực vào buổi sáng, và buổi chiều là những danh sách các bài hát, podcast ngắn và bài tập thư giãn tâm trí.
Vào tháng 9, Apple đã có một hướng đi quan trọng trong lĩnh vực thể chất điện tử với Apple Fitness+, tích hợp âm nhạc như một trong những tính năng của dịch vụ trả phí cao cấp. Giám đốc Chiến lược về Sáng kiến Âm nhạc, Jeff Bronikowski đang hướng đến cách phát triển mới trong việc nâng cao âm nhạc chức năng và công nghệ nghe nhạc, gặp gỡ các startup hoạt động trong lĩnh vực này.
Amazon đang có những nước đi táo bạo khi hợp tác với Berkshire Hathaway, JP Morgan, Haven, John Hancock và những tổ chức sức khỏe khác trong việc tiến vào lĩnh vực sức khỏe, làm khuynh đảo ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe.
Vào đầu năm 2020, Amazon thành lập nhóm phụ trách “Sức khỏe” mới trong bộ phận Alexa do Rachel Jiang phụ trách và ra mắt mẫu đồng hồ sử dụng nền tảng AI và cảm biến thương hiệu Halo, các dịch vụ về sức khỏe.
Jeff Bezos đang đẩy nhanh quá trình phát triển của Amazon Music trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường sức khỏe điện tử, với nỗ lực giành vị trí thứ hai từ Apple ở thị trường âm nhạc trực tuyến. Nhưng vẫn chưa rõ ý định của Bezos trong việc kết hợp hai lĩnh vực đang trên đà phát triển này là gì. Đâu sẽ là sáng kiến mang tính đột phát tiếp theo trong lĩnh vực sức khỏe từ Amazon Music?
Đâu sẽ là cái tên kết nối đầu tiên? Liệu đó sẽ là Apple, Amazon hay Spotify tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất cho âm nhạc sức khỏe và tối ưu các giải pháp cho cuộc sống?
Đâu sẽ là công ty đầu tiên kết hợp toàn bộ tiềm năng của tai nghe và công nghệ sinh trắc học để cá nhân hóa âm nhạc một cách hiệu quả hơn nữa trong việc cải thiện sức khỏe?
Có thể bước tiếp theo sẽ đặt một người điều hành để đưa “con thuyền” mạnh dạn vượt qua những “con sóng” cơ hội trong việc kết hợp âm nhạc, công nghệ và lĩnh vực sức khỏe.
Như khi Steve Jobs nhiều năm về trước đã có những nước đi táo bạo trong việc sử dụng âm nhạc làm nền tảng để thống trị thị trường di động. Trong thời gian gần đây, các nhà lãnh đạo của hai công ty về âm nhạc sức khỏe, Calm và Headspace đã tích hợp âm nhạc để vươn lên dẫn trước đối thủ cạnh tranh.
Bên chiến thắng sẽ có lợi thế từ việc dẫn dắt tầm nhìn trong công cuộc tích hợp âm nhạc để mang đến sức khỏe và niềm vui cho người dùng.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/amazon-apple-hay-spotify-ai-se-thong-linh-cuoc-dua-am-nhac-cho-suc-khoe)
1 năm trước
Apple đạt ngưỡng 900 triệu thuê bao trả phí3 năm trước
Doanh thu Amazon lần đầu vượt Walmart1 năm trước
Amazon đầu tư 4 tỉ USD vào startup AI Anthropic