Kinh doanh

OpenStore huy động 75 triệu USD để mua lại các doanh nghiệp trên Shopify

2 năm trước
Tác giả Alex Konrad

Share
this:

Startup OpenStore đã huy động thêm 75 triệu USD để mua lại các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng bán hàng Shopify.

Bốn tháng trước, CEO Keith Rabois gần như không có sản phẩm nào. Ở thời điểm này, ông đặt mục tiêu đầy tham vọng cho đội ngũ tại OpenStore: kết thúc năm nay với việc mỗi ngày mua lại một doanh nghiệp mới hoạt động trên Shopify.

“Điều này sẽ chứng minh là khi chúng tôi thực hiện các hoạt động (tìm mua doanh nghiệp) một cách tự động, thì sẽ có hệ thống giúp quy mô hóa nhanh,” Rabois nói.

Thành lập vào tháng 3.2021, OpenStore đang hối hả xúc tiến mọi hoạt động. Startup này có tài trợ từ quỹ Founders Fund, nơi Rabois làm giám đốc đầu tư. Tháng 6.2021, công ty có giá trị 250 triệu USD sau khi huy động 30 triệu USD trong vòng gọi vốn do Khosla Ventures dẫn đầu trước khi ra mắt sản phẩm.

Hiện nay, OpenStore có 35 nhân sự và gần 20 đơn vị bán hàng tham gia vào nền tảng của công ty, đem lại hàng chục triệu USD doanh thu. Startup đặt tại Miami đã có đủ nguồn tài chính để Rabois hiện thực hóa mục tiêu.

OpenStore cho biết đã gọi được 75 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do General Catalyst dẫn dắt. Atomic, Founders Fund và Khosla Ventures dẫn đầu vòng gọi vốn Series A cách đó năm tháng đều tham gia.

CEO của OpenStore, Keith Rabois. Ảnh: OpenStore

Sau thương vụ đầu tư, OpenStore được định giá ở mức 750 triệu USD, tăng giá trị của công ty lên gấp ba lần so với giai đoạn ngắn hạn cùng kỳ, theo nguồn tin tiết lộ với Forbes.

OpenStore được thành lập sau cuộc trò chuyện vào kỳ nghỉ lễ giữa Rabois và nhà sáng lập của Atomic, Jack Abraham, với mục tiêu cơ bản là sử dụng phần mềm để nhanh chóng ước lượng, định giá và đưa ra đề nghị cho những doanh nghiệp bán hàng ngách (bán các mặt hàng hiếm với số lượng ít) trên nền tảng Shopify, có doanh thu dưới 10 triệu USD hàng năm.

OpenStore hi vọng sẽ tận dụng công nghệ và nguồn tài nguyên vượt trội của mình để thúc đẩy doanh số cho những dòng sản phẩm đã mua lại, rồi quy về một thương hiệu thương mại điện tử. Rabois so sánh cách làm của mình với Wish xét về điểm giá và Wayfair về các mảng hàng hóa theo chiều dọc.

Theo Rabois, việc tận dụng kinh tế quy mô có thể cải thiện biên lợi nhuận cho những sản phẩm này và cho phép OpenStore giảm giá thành, đẩy nhanh việc tiếp cận người tiêu dùng.

Phần mềm của công ty có thể tận dụng dữ liệu từ những thương hiệu được mua lại, để có thể chi tiêu phù hợp hơn vào tiếp thị, như quảng cáo trên Instagram và có giá cả dịch vụ tốt hơn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics như FedEx và UPS.

Những đơn vị bán hàng nhượng lại việc kinh doanh của mình, nhưng đây không phải đầu tư mạo hiểm hay hình thức tài chính mới, mà là rút vốn hoàn toàn. Tuy vậy, những nhà sáng lập của OpenStore nhìn nhận họ là “những người tốt” trong hoàn cảnh này.

Trong một phỏng vấn, Abraham cho biết lần đầu có ý tưởng khi một nhà sáng lập mà ông cố vấn đặt câu hỏi với ông về cách làm thế nào để cô có thể dễ dàng bán công ty chuyên sản xuất sản phẩm chăm sóc da hữu cơ của mình. “Chúng tôi nhận ra là cô ấy còn lâu mới đạt đến điểm công ty công ty có thanh khoản,” ông cho biết.

Theo Abraham, một đối tác bên thứ ba được Atomic thuê đã ghi nhận 80% đơn vị bán hàng nhỏ hơn khi trả lời khảo sát trên Shopify cho biết sẵn sàng nhượng lại việc kinh doanh của họ.

“Hãy cho họ thanh khoản và lựa chọn được làm điều mà họ muốn làm với phần còn lại của cuộc đời, bao gồm giành thắng lợi. Đây là tinh thần kinh doanh chuyên nghiệp” ông cho biết.

Các công ty tham gia bằng cách đồng ý và chia sẻ tài khoản đăng nhập vào Shopify, để phần mềm của OpenStore vận hành từ dữ liệu doanh thu của họ. Cho đến nay, OpenStore đã mua lại hàng tá đơn vị kinh doanh từ trang sức đến thực phẩm đông lạnh.

Ảnh: OpenStore

Đơn vị đầu tiên, FarmFoods, thương hiệu bán thịt trực tuyến, do cựu quản lý nhân sự tại Tesla thành lập vào năm 2018. Việc kinh doanh của Land đã tăng gấp 5 lần trong thời điểm đại dịch COVID-19 năm 2020, thu về hàng triệu đô-la Mỹ. Qua đó cho phép chủ doanh nghiệp tiếp tục “mở ra tham vọng tiếp theo”, theo OpenStore.

Cách làm này ngày càng quen thuộc vì trong gần đây, đầu tư vào đơn vị bán hàng đã chứng minh là lĩnh vực kinh doanh đang nổi lên, đặc biệt ở hệ sinh thái Amazon, nơi mà startup Thrasio đã bỏ ra hàng chục triệu USD đầu tư vào hơn 200 thương hiệu, nâng mức nợ lên bảy chữ số. Gần đây nhất là nhận 1 tỉ USD từ thương vụ đầu tư vốn sở hữu, nâng giá trị công ty lên hơn 5 tỉ USD vào tháng 10.2021 (giá trị hiện tại có thể thấp hơn).

OpenStore cho biết chỉ có chút tương đồng với những doanh nghiệp dạng này, mặc dù những tính chất tương đồng là quá rõ ràng.

“Toàn bộ những nội dung bạn thấy trên Amazon chỉ là kỹ thuật tài chính, vì Amazon chặn và xử lý toàn bộ hàng hóa. Những nhà sáng lập vận hành các công ty này có công việc còn dễ hơn của tôi. Đó là điều tốt. Còn tin xấu là không có nhiều đòn bẩy để cải thiện việc kinh doanh của họ, vì Amazon đang làm quá tốt công việc của mình”, Rabois cho biết.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa Amazon không chú ý đến vương quốc Shopify, nơi OpenStore đang đối mặt với những cái tên khác mới khác như Pattern Brands. Pattern Brands, đội ngũ đứng sau doanh nghiệp chuyên về thương hiệu nổi tiếng Gin Lane thành lập và có sự hẫu thuật tài chính từ VC Firms. Trong khi Rabois cho biết chưa bao giờ trực tiếp cạnh tranh với đối thủ khi thảo luận các thương vụ mua lại, nhưng có vẻ tình trạng này sẽ không kéo dài.

Do đó, cần vòng gọi vốn lớn. Hiện nay, khả năng tiếp cận nợ vẫn quá đắt đỏ đối với công ty non trẻ như OpenStore, đồng nghĩa 75 triệu USD sẽ được dùng để mua lại các doanh nghiệp. Công ty cũng có kế hoạch phát triển nhân sự lên 50 người đến cuối năm 2021, sau đó là 150 năm 2022. Rất nhiều trong số đó là kỹ sư giúp cải thiện phần mềm và thực hiện những quyết định mua lại nhanh hơn, rút xuống chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ.

“Đó là những cái tên dẫn đầu thị trường trong hệ sinh thái của Shopify, nhưng có những tầm nhìn lớn hơn để xây dựng những điều lớn lao hơn,” giám đốc của General Catalyst, Mark Crane cho biết.

Hiện tại, những nhà đầu tư đang đặt cược nhiều vào Rabois, người cho biết là đã huy động vốn đầu tư mới chỉ trong một ngày. Là thành viên của nhóm PayPal mafia và cựu COO của Square, Rabois cũng đồng sáng lập Opendoor, doanh nghiệp có vốn hóa thị trường 13 tỉ USD ứng dụng công nghệ vào đầu tư bất động sản ngắn hạn và tạo dựng danh tiếng trong Midas List (nhóm những nhà đầu tư mạo hiểm tốt nhất) của Forbes trong vai trò nhà đầu tư tại Khosla Ventures và hiện tại là Founders Fund.

Một tên tuổi lĩnh vực công nghệ như vậy đã thu hút tài năng như Michael Rubenstein, cựu chủ tịch của AppNexus và hiện là chủ tịch OpenStore. Rabois liên tục quảng bá cho lĩnh vực công nghệ đang nổi lên tại Miami, giúp cho ông lôi kéo nhân tài từ Google, Facebook và Uber.

Biên dịch: Minh Tuấn