Quốc tế

Chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp

1 năm trước
Tác giả Derek Saul

Share
this:

Trong phiên giao dịch hôm 10.10, thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp, với chỉ số Nasdaq “chạm đáy” sau hơn 20 năm.

Các chỉ số chứng khoán quan trọng đã và đang gần mức thấp kỷ lục trong phiên giao dịch hôm 10.10, khi thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm xuống và người đứng đầu của ngân hàng lớn nhất nước này JPMorgan Chase nhận định chứng khoán và nền kinh tế vẫn có khả năng rơi vào kịch bản tồi tệ nhất trong thời gian tới. Qua đó, cho thấy suy thoái kinh tế sẽ diễn ra như thế nào.

Trong phiên giao dịch trưa ngày 10.10, chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 1,9% và lùi về mốc 10.449 điểm, mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 3.9.2020. Chỉ số S&P 500 giảm 6 điểm, tương đương với 0,8% về mức thấp kỷ lục kể từ tháng 11.2021. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 0,3%.

Đây là phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp của nhóm chỉ số trên, khi các nhà đầu tư lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, chia sẻ với CNBC hôm 10.10, giám đốc điều hành (CEO) của JPMorgan Chase Jamie Dimon nhận định nền kinh tế số một thế giới vẫn đang vận hành tốt, song lãi suất tăng cao, lạm phát kéo dài và tình hình chính trị – xã hội thiếu ổn định gần như sẽ “đẩy nước Mỹ rơi vào suy thoái trong 6-9 tháng tới.”

Ông Dimon cũng dự báo chỉ số S&P 500, giảm 25% từ đầu năm đến nay (YTD), có thể hạ thêm 20% và kéo chỉ số này về khoảng 2.900 điểm.

Đây là lần giảm cao nhất theo dự báo từ các ngân hàng Mỹ, với Goldman Sachs dự báo chỉ số S&P 500 sẽ kết thúc năm 2022 ở mức 3.600 điểm, giảm dưới 1%. Còn Morgan Stanley dự báo chỉ số này sẽ dao động từ 3.000 đến 3.400 điểm.

Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase nhận định nước Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong 6-9 tháng nữa. Ảnh: CQ-Roll Call, Inc Via Getty Images

Kể từ đầu năm 2022, chỉ số Nasdaq đã mất 33%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008. Chỉ số Dow Jones hạ 20% và cũng đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ năm 2008.

Theo một đơn vị ghi nhận thị trường nổi tiếng, nền kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái kỹ thuật khi tổng sản phẩm nội địa (GDP) ghi nhận hai quý giảm liên tiếp. Chỉ số USD Index, thước đo của đồng đô la Mỹ với 6 loại tiền tệ lớn trên thế giới, tăng 20% YTD lên mức cao nhất trong hai thập kỷ qua khi các nhà đầu tư lựa chọn tài sản trú ẩn an toàn.

Trong hai ngày 3 và 4.10, chỉ số Dow Jones giảm 5%.

Biên dịch: Minh Tuấn