Quốc tế

Trung Quốc thiệt hại 46 tỉ USD mỗi tháng vì chiến lược “Zero COVID”

Share
this:

Chiến lược “Zero COVID” của Trung Quốc có thể khiến nước này thiệt hại 46 tỉ USD mỗi tháng và tác động mạnh lên nền kinh tế thế giới.

Liệu GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Trung Quốc trong năm 2022 có thể đạt mức 5,5% không? Hai thống kê sau đây sẽ đưa ra góc nhìn về cách nền kinh tế lớn Châu Á có thể để lại tác động lên nền kinh tế toàn cầu.

Nhân viên phòng dịch mặc đồ bảo hồ để vận chuyển lương thực đến các hộ dân tại khu Tĩnh An, Thượng Hải. Ảnh: Hector Retamal/Afp Via Getty Images.

Đầu tiên là 62 triệu hộ dân tại Thượng Hải đang phải phong tỏa để hạn chế số ca nhiễm COVID-19. Thứ hai thiệt hại mỗi tháng cho các chính sách phòng ngừa COVID-19 của Trung Quốc ước tính khoảng 46 tỉ USD/tháng, theo kinh tế học từ Hong Kong, Zheng Michael Song.

Con số đầu tiên lớn hơn dân số 60 triệu người của Ý và gần bằng 65 triệu dân từ quốc gia láng giềng Pháp. Cả hai quốc gia này đều thuộc nhóm các nước G7. Thống kê thứ hai lớn hơn cả GDP hằng năm của Venezuela cũng như hai nền kinh tế Iceland và Zambia cộng lại.

Tất cả đều bắt nguồn từ việc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo đuổi chiến lược “Zero COVID”, đi ngược lại với cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhà kinh tế học và giới quan sát địa chính trị.

CEO của Eurasia Group – Ian Bremmer – mỗi năm đưa ra danh sách được mong chờ về những mối nguy hàng đầu cho năm sau đó. Trong năm 2021, mối lo ngại hàng đầu của Bremmer là liệu tổng thống đắc cử Joe Biden có khả năng khiến cho chính quyền Mỹ bình tĩnh trở lại sau nhiệm kỳ của ông Donald Trump. Trong năm 2022, nỗi lo hàng đầu là về chính sách phòng, ngừa COVID-19 của Trung Quốc, còn Nga giữ vị trí thứ năm.

Bremmer đưa ra lý do rằng chính sách COVID-19 của Trung Quốc sẽ đối mặt với sự gia tăng từ các biến chủng dễ lây nhiễm. “Đại dịch COVID-19 sẽ sớm kết thúc, tỉ lệ dân số được tiêm ngừa cao và có liệu trình chữa trị ngăn ngừa tử vong. Nhưng phần lớn các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc sẽ gặp khó khăn hơn để đạt được điều đó. Chính sách “Zero COVID” của quốc gia này cực kỳ thành công trong năm 2020 nhưng giờ đây phải ứng phó với biến thể dễ lây nhiễm hơn khi vaccine chỉ hiệu quả một phần,” Bremmer nhận định.

Tin tức mới nhất về Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải cho thấy, chính quyền của chủ tịch Tập Cận Bình có thể tiến hành chiến lược “cứng rắn” hơn nữa, ưu tiên xét nghiệm và vaccine tốt hơn so với phong tỏa nghiêm ngặt thành phố theo diện rộng.

“Việc Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải để phòng, ngừa COVID-19 chứng kiến giá dầu tăng cao ngay trong ngày, khi những nhà đầu tư lo ngại về các biện pháp dập dịch hơn nữa, và sẽ để lại tác động tiêu cực lên thị trường tiêu thụ năng lượng tại quốc gia tỉ dân,” Jeffrey Halley, nhà phân tích của Oanda cho biết.

Nhà kinh tế học Zheng Michael Song của đại học Trung Văn Hong Kong khi trao đổi với Bloomberg và các đơn vị truyền thông khác, nhận định chiến lược phong tỏa của ông Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại tương đương 3,1% GPD. Phí tổn này có thể tăng gấp đôi nếu chủ tịch Tập Cận Bình phong tỏa thêm nhiều thành phố khác.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi lễ khai mạc Olympic Mùa đông 2022 diễn ra ở Bắc Kinh. Ảnh: Maja Hitji/Getty Images

Tin tốt là chính quyền của chủ tịch Tập Cân Bình có thể điều chỉnh quyết định theo mong muốn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đẩy mạnh gói kích thích tiền tệ trước khi cuộc chiến quân sự của Nga tại Ukraine gây ra tình hình bất ổn trên toàn thế giới. Trong hai tháng 1 và 2.2022, chính quyền của chủ tịch Tập Cận Bình có thể triển khai nguồn dự trữ quốc gia trị giá 190 tỉ USD tiền mặt bất kỳ lúc nào, bên cạnh gợi mở về việc chuẩn bị giảm thuế.

Việc Trung Quốc duy trì chiến lược “Zero COVID” sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của mọi lĩnh vực, khi giá dầu và các hàng hóa khác tăng giá, tạo thêm nỗi lo lắng về lạm phát.

Thêm vào đó, cục Dự Trữ Liên Bang (Fed) có thể bước vào chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ dài hạn và điều đó đe dọa đến quá trình tăng trưởng toàn cầu.

Biên dịch: Minh Tuấn