Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi được đầu tư xong, dự kiến vào năm 2027, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất thế giới.
Ủy ban nhân dân TP.HCM ngày 30.6 đã có công văn khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chấp thuận xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ với tổng mức đầu tư khoảng 6 tỉ USD.
Văn bản do chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ký, cho biết cảng này là dự án đầu tư của tổng công ty Hàng hải Việt Nam, cảng Sài Gòn và MSC/TIL, hãng tàu lớn nhất thế giới. Các bên đã gặp gỡ trong khuôn khổ kết nối doanh nghiệp tại Pháp có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào tháng 11.2021 và đã ký kết thỏa thuận khung hợp tác và xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cảng.
Theo đó, dự án có quy mô khoảng 7,2 km cầu cảng, tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới (24.000 TEUs), công suất thông quan 10-15 triệu TEUs (1 TEU tương đương 1 container 20 feet).
Dự án dự kiến được triển khai theo 7 phân kỳ đầu tư với tổng số tiền khoảng 6 tỉ USD. Nhà đầu tư mong muốn bắt đầu triển khai thi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2027. Giai đoạn cuối cùng được đầu tư và đưa vào khai thác vào năm 2040.
UBND TP.HCM đánh giá, khu bến Cần Giờ ở cửa sông Cái Mép có điều kiện tự nhiên thuận lợi về độ sâu luồng và nằm trên tuyến hàng hải quốc tế có thể đáp ứng cho tàu container có trọng tải 24.000 TEUs hoạt động tuyến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Do vậy, khu vực này có điều kiện hình thành cảng container trung chuyển quốc tế tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực, tạo sự đột phá trong phá triển kinh tế biển cho TPHCM và cả nước.
“Việc sớm triển khai xây dựng các cảng container của cảng biển TP.HCM trong giai đoạn 2021-2030 là cần thiết để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hiện tại và trong tương lai từ nay đến năm 2030 ở TP.HCM nói riêng và khu kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung,” báo cáo viết.
Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan có liên quan đánh giá lợi thế, cơ hội và khả năng đáp ứng các điều kiện hình thành cảng, điều chỉnh quy hoạch cảng biển khu bến Cần Giờ thành cảng biển số 4 thuộc TP.HCM… để có cơ sở hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định hiện hành.
Sản lượng hàng hóa qua cảng TP.HCM được đánh giá sẽ tăng trưởng bình quân 5% trong giai đoạn 2021 – 2025, thấp hơn mức 7,34% của 5 năm trước đó. Trong đó, năm 2021, sản lượng hàng há thông qua cảng biển TP.HCM đạt gần 165 triệu tấn, tăng hơn 40% so với quy hoạch đến năm 2020 và vượt 2,6% so với quy hoạch 2030.
Cát Lái ở TP.HCM là cảng lớn nhất cả nước có công suất 6,4 Teus/năm, chiếm 50% cả nước. Cảng này đang sử dụng đến 90% công suất, trong khi cảng của các nước trên thế giới chỉ hoạt động khoảng 70 – 80%. Dự báo, cảng Cát Lái sẽ quá tải lớn trong thời gian tới khi lượng container về cảng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trong khi đó, Cần Giờ được định hướng phát triển là khu đô thị sinh thái biển.
Xem thêm:
Tân cảng Sài Gòn: Sếu đầu đàn
Xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn sang Hoa Kỳ phục hồi
ITC và CMA CGM lập liên doanh cung cấp vận chuyển sà lan
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/tp-hcm-kien-nghi-dau-tu-cang-trung-chuyen-quoc-te-o-can-gio)
9 tháng trước
3 năm trước
Thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ ra sao?3 năm trước
Cảng Cát Lái kêu cứu2 năm trước
Thương mại 10 tháng lần đầu vượt mốc 500 tỉ USD