Georgia O’Keeffe, nữ họa sĩ lừng danh người Mỹ, thể hiện tài năng về nhiếp ảnh bên cạnh hội họa.
“Tôi đã được người khác chụp ảnh mình rất nhiều lần,” Georgia O’Keeffe nói vào năm 1922. Là nàng thơ của nhiếp ảnh gia huyền thoại Alfred Stieglitz, bà thường hay đứng trước ống kính và vẫn là mẫu ảnh sau khi hai người kết hôn vào năm 1924. Trước khi Stieglitz mất năm 1946, O’Keeffe là chủ đề sáng tác cho 310 tác phẩm ảnh của ông, từ ảnh khỏa thân cho đến chân dung.
Đó đều là những tác phẩm nổi tiếng từ niềm đam mê nhiếp ảnh của Alfred Stieglitz và O’Keeffe với hội họa (không một ai khác nổi tiếng hơn những bức ảnh của ông ngoài người vợ O’Keeffe). Một điều ít được biết đến, Georgia O’Keeffe còn là một nhiếp ảnh gia. Tuy vậy, ngoại trừ việc từng nhắc thoáng qua trong bản viết tay được công bố và một vài bức hình in thành tấm thiệp gửi tặng cho bạn bè, O’Keeffe giữ kín việc chụp ảnh của bà.
Với buổi triển lãm hơn 91 tác phẩm của Georgia O’Keeffe, bảo tàng Mỹ thuật Houtson đã thay đổi bức ảnh và để người xem đánh giá qua từng lăng kính khác nhau.
Triển lãm bắt nguồn từ hộp lưu trữ các tác phẩm từ bảo tàng Georgia O’Keeffe. Khi lần đầu nhìn thấy chiếc hộp và biết rằng nội dung chưa từng được nghiên cứu, nhà quản lý tại bảo tàng Mỹ thuật Huston, Lisa Volpe, đã xác định xem liệu O’Keeffe có đúng là tác giả hay không và tìm hiểu về biểu hiện nghệ thuật của bà.
Những phát hiện ở từ những bảo tàng khác, gồm bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, nơi O’Keeffe dường như đã bí mật tặng nơi đây 7 bức hình in có chữ ký. Qua đó, Volpe kết luận rằng Georgia O’Keeffe nhìn nhận nhiếp ảnh như một phương tiện biểu đạt nghệ thuật quan trọng.
Dòng chữ nguệch ngoạc “được chụp quá nhiều lần” của O’Keeffe đề cập đến Stieglitz vào năm 1922, đã ám chỉ sự hứng thú về mặt nghệ thuật với nhiếp ảnh vẫn được giữ nguyên một cách âm ỉ, cho đến khi bà sở hữu chiếc máy ảnh Leica vào những năm 50. “Nhiếp ảnh đã là một phần trong quá trình tìm kiếm của tôi. Qua đó, có thể là tôi đã vượt qua thành kiến để ủng hộ nhiếp ảnh”.
Trước đó, những nhà sử học nghệ thuật đã đánh giá chất lượng nhiếp ảnh từ những bức tranh đầu tiên của O’Keeffe và nhìn nhận tác phẩm với lối suy nghĩ theo phong cách nhiếp ảnh. Georgia O’Keeffe thường đóng khung tầm nhìn qua lăng kính của bà, áp đặt lên những nhiếp ảnh gia về bản chất của máy ảnh. Đó là sự khác biệt của một họa sĩ sáng tạo trên tờ giấy trắng. “Đôi khi, tôi tự hỏi sẽ như thế nào nếu ông ấy từng là họa sĩ,” O’Keeffe viết về Stieglitz trong bản viết tay năm 1922. Những bức tranh mà bà phác họa nên vào những năm 1920 và 1930 như nỗ lực để tìm ra câu trả lời.
Một trong những đặc điểm thú vị nhất về nghệ thuật nhiếp ảnh của bà là về góc nhìn và cách đưa cảm thụ sâu sắc của một họa sĩ về nhiếp ảnh vào tác phẩm, mà không có mối liên hệ nào về mặt nghệ thuật với phong cách nhiếp ảnh của Stieglitz.
O’Keeffe vốn không có thiêm bẩm hay chuyên môn, mà bà dựa vào những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong việc cài đặt máy ảnh và in các bức hình được bà chụp lại. Lisa Volpe tỉ mỉ quan sát một loạt và chủ đề thực hiện từ tác phẩm của O’Keeffe trong danh mục tác phẩm tại triển lãm của bảo tàng Mỹ thuật Houston.
Từ những gì quan sát, Lisa chỉ ra Georgia O’Keeffe sẽ chụp vô số bức hình về khung cảnh xung quanh với một vài góc máy khác nhau và sẽ cho ra cùng vật thể vào từng thời điểm, mùa khác nhau.
Lisa Volpe mô tả dưới góc độ chất lượng để xác lập góc nhìn nghệ thuật của O’Keeffe như một nhiếp ảnh gia, cho rằng ảnh chụp của bà cần phải đưa vào hành trình nghệ thuật của bà, bên cạnh hội họa.
Do vậy, máy ảnh không chỉ như cọ vẽ với O’Keeffe. Ít nhất trong một số trường hợp, sự lúng túng của bà với thiết bị đem đến cho bà cái nhìn mới trước những gì quen thuộc. Ngay cả lối đi hướng ra từ cửa sổ cũng biến đổi.
“Tôi đã dùng máy ảnh chụp lại hai, ba bức ảnh. Với mỗi bức, tôi đã chỉnh theo góc máy rõ nhất để bắt trọn toàn bộ lối đi và bất ngờ khiến cho nó hướng lên trời. Nhưng tôi đã cảm thấy thích thú và bắt đầu phác họa theo kiểu dáng mới,” Georgia O’Keeffe viết trong cuốn tự truyện vào năm 1976. Trong hội họa, bà đã biến điều vô tình thành biểu tượng.
Cả sự thay đổi và chuyển đổi cho thấy nhiếp ảnh chưa bao giờ là cách thể hiện của O’Keeffe. Đó không phải là công việc của bà. Đó là lý do máy ảnh trở nên hấp dẫn nhất với bà, khiến cho các tác phẩm nhiếp ảnh của bà trở nên hấp dẫn nhất với người xem hiện nay.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/trien-lam-danh-dau-tai-nang-nhiep-anh-cua-huyen-thoai-hoi-hoa-georgia-okeeffe)
1 ngày trước
1 năm trước
10 tháng trước
Thị trường mỹ thuật: Sóng ngầm sôi động11 tháng trước
Triển lãm Wet Plate Portrait of Vietnam mở cửa tại Đà Nẵng