Nhân vật

Nhà sáng lập Yandex không còn là tỉ phú do chiến tranh Nga-Ukraine

Nhà sáng lập của Yandex, Arkady Volozh đã rời khỏi nhóm tỉ phú, với tài sản ròng chỉ còn 580 triệu USD sau khi Nga tấn công vào Ukraine.

Share
this:

Arkady Volozh, nhà sáng lập Yandex – công cụ tìm kiếm của Nga tương tự như Google và Yahoo – ghi nhận sở hữu của ông trong doanh nghiệp khổng lồ công nghệ hàng đầu nước này giảm hơn hơn 60% giá trị kể từ ngày 24.1, thời điểm Nga tấn công quân sự vào Ukraine.

Vào thời điểm đó, tài sản ròng của Volozh mất hơn 400 triệu USD, khi cộng đồng kinh doanh chịu tác động lớn từ chiến dịch quân sự của tổng thống Putin và hàng loạt các biện pháp trừng phạt của phương Tây được thực thi sau đó. Từng có khối tài sản 2,6 tỉ USD, hiện Volozh hiện chỉ còn 560 triệu USD, theo ước tính của Forbes.

Nhà sáng lập Arkady Volozh và tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến ghé thăm trụ sở của Yandex tại Moscow. Tass Via Getty Images

Cổ phiếu công nghệ tại Nga, một phần nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến không nằm trong diện trừng phạt, đã chịu ảnh hưởng từ tình hình bất ổn ở khắp xứ sở bạch dương và trả giá đắt từ xung đột địa chính trị. Vào ngày 28.2, hai sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Nasdaq đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu của Yandex cũng như các công ty công nghệ khác, bao gồm cả Nexters (giảm 20%), công ty tuyển dụng trực tuyến HeadHunter Group (giảm 68%), sàn thương mại điện tử Ozon Holdings (giảm 46%) và startup thanh toán Qiwi (giảm 25%).

Là lập trình viên và doanh nhân công nghệ tại thung lũng Silicon, Arkady Volozh đồng sáng lập công ty IT trước khi thành lập Yandex vào năm 1997. Niêm yết tại sàn Nasdaq nhưng đặt trụ sở ở Moscow, Yandex (có nghĩa là “một mục lục khác nữa”) từng là công ty công nghệ lớn nhất nước Nga với giá trị ở mức đỉnh hơn 30 tỉ USD vào tháng 11.2021. Đến ngày 2.3, giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn 6,7 tỉ USD.

Trong nhiều năm qua, Yandex có ý nghĩa với nước Nga nhiều hơn những đồng USD mà doanh nghiệp này có thể mang lại. Là công cụ phổ biến với những nhà đầu tư toàn cầu và người dùng nội địa, Yandex chiếm 60% thị phần tại Nga. Đây là tín hiệu cho thấy các doanh nhân công nghiệp có thể (ít nhất là đôi khi) cạnh tranh với đối thủ từ Mỹ. Yandex cũng phát triển nhanh chóng dịch vụ gọi xe kiểu Uber.



Nhà sáng lập Arkady Volozh và tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass Via Getty Images

Phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu vốn sở hữu của Jefferies đặt tại London, Sebastian Patulea xác định tình hình tài chính của Yandex không phải là lý do dẫn đến đợt bán tháo và cổ phiếu lao dốc từ tuần trước, mà là những “rủi ro về địa chính trị mới” và “ảnh hưởng gián tiếp” lớn hơn từ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Tuy nhiên, tương lai vẫn khá bất ổn.

“Giá trị cơ cản của công ty thay đổi tốc độ tăng trưởng, chi phí đầu tư và tỉ lệ ngoại hối (công ty báo cáo bằng đồng ruble, nhưng giao dịch theo USD) sẽ trở nên trầm trọng hơn. Theo hiệu ứng bánh đà – yếu tố tâm lý có thể gia tăng rủi ro mất giá hơn nữa.”

Theo nhà nghiên cứu và phân tích cấp cao của Wood & Co – Ildar Davletshin, Yandex có 4 vấn đề chính: tác động từ sự suy thoái của nền kinh tế nội địa đến hai lĩnh vực cốt lỗi là quảng cáo số và dịch vụ gọi xe; lệnh cấm lên nguồn cung trang thiết bị công nghệ cao, gồm cả chip xử lý; đồng ruble trượt giá và gần như cạn kiệt nguồn vốn để đầu tư vào phát triển các dự án như xe tự hành và công nghệ đám mây.

“Công ty sẽ không có đủ nguồn vốn để đầu tư vào những dự án này, nếu tình hình địa chính trính chưa có biến chuyển.

Đã có những lo ngại về ảnh hưởng từ Điện Kremlin lên Yandex. Vào năm 2019, Yandex đồng ý tái cấu trúc và cung cấp cổ phiếu đặc biệt cho Public Interest Foundation (tạm dịch: Tổ chức vì Lợi ích Công cộng) mới được thành lập nhằm “bảo vệ lợi ích quốc gia”, Guardian đưa tin.

Vào tháng 9.2021, Yandex vướng vào rắc rối với chính phủ Nga trước cuộc bầu cử của Hạ viện nước này. Nga đã đẩy công ty vào thế khó khi xác định chính phủ là “chủ sở hữu độc quyền” của cụm từ tìm kiếm ‘Smart Voting’ (bỏ phiếu thông minh).

Cụm từ này vốn là một phần trong kế hoạch từ nhà lãnh đạo của phe đối lập, Alexei Navalny tạo ra nhằm thách thức kết quả bầu cử nghiêng về phía đảng cầm quyền của tổng thống Vladimir Putin.

Những tỉ phú ra khỏi danh sách vì chiến tranh

Volozh không phải là vị tỉ phú duy nhất lọt ra khỏi danh sách của Forbes kể từ thời điểm Nga tấn công vào Ukraine. Trong danh sách Tỉ phú theo thời gian thực của Forbes, ít nhất 10 tỉ phú Nga đã giảm tài sản dưới ngưỡng 1 tỉ USD chỉ trong vài phiên giao dịch.

Một trong những cái tên nổi bật nhất là Oleg Tinkov, khi ghi nhận giá trị cổ phần trong ngân hàng số Tinkoff (niêm yết tại sàn giao dịch London) giảm hơn 90%, kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine. Khối tài sản ròng của Tinkov đã bốc hơi 5 tỉ USD và chính thức mất đi danh hiệu tỉ phú cùng với Volozh vào ngày 1.3.

Ba giả thuyết về khối tài sản của tổng thống Nga Vladimir Putin

Xem thêm: Giá cổ phiếu Tinkoff giảm hơn 90% từ khi Nga tấn công Ukraine

Biên dịch: Minh Tuấn