Lối sống

“Nàng Mona Lisa của xe hơi” được bán với giá kỷ lục 142 triệu USD

Mercedes-Benz bán chiếc 300 SLR Uhlenhaut Coupé đời 1955 nguyên bản, được mệnh danh “Nàng Mona Lisa của những chiếc xe hơi,” với giá kỷ lục 142 triệu USD trong ngày 5.5.

Share
this:

Đây là mức giá cao nhất trong những chiếc xe đã từng được bán đấu giá vì thuộc dòng xe đua quý hiếm.

Đầu tháng này, chiếc xe được bán cho một nhà sưu tập tư nhân với giá 142 triệu USD. Ảnh: RM Sotheby/Forbes

Nhà đấu giá RM Sotheby cho biết một nhà sưu tập tư nhân đã mua chiếc xe này vào ngày 5.5 trong phiên đấu giá bí mật do nhà đấu giá xe sưu tập lớn nhất thế giới này phối hợp với Mercedes-Benz tổ chức ở Stuttgart, Đức.

Thế giới chỉ có đúng 2 nguyên mẫu 300 SLR Uhlenhaut Coupé được đặt theo tên của kỹ sư người Đức Rudolf Uhlenhaut, người chế tạo nguyên mẫu chiếc xe này vào năm 1955 cùng với bộ phận nghiên cứu và sản xuất xe đua của công ty. Từ lâu chiếc xe đã được xem là “chiếc xe đẹp nhất trên thế giới,” RM Sotheby’s cho biết trong thông cáo.

Mức giá chín con số gần gấp ba lần so với giá kỷ lục 48,4 triệu USD trước đó để mua chiếc Ferrari 250 GTO đời 1962 vào năm 2018.

Mercedes-Benz là chủ sở hữu duy nhất của chiếc xe đó từ trước đến nay và được cất giữ tại kho lưu trữ của công ty, trong khi chiếc còn lại đã từng được Uhlenhaut sử dụng làm phương tiện ô tô cá nhân.

Công ty cho biết số tiền này sẽ được Mercedes-Benz sử dụng để thành lập một quỹ cung cấp học bổng cho những người trẻ tuổi đang thực hiện nghiên cứu khoa học về môi trường và công nghệ khử cacbon.

RM Sotheby’s cho biết người mua đồng ý để chiếc xe được trưng bày trước công chúng trong những dịp đặc biệt.

Nguồn: RM Sotheby

Chiếc Mercedes-Benz 300 SLR Uhlenhaut Coupé đời 1955 còn lại cũng thuộc sở hữu của nhà sản xuất xe hơi và đang được trưng bày tại Bảo tàng Mercedes-Benz ở Stuttgart.

Tin tức về phiên đấu giá gây bất ngờ cho nhiều nhà sưu tập xe hơi, bởi trước đó Mercedes-Benz từ chối bán một trong số 300 chiếc SLR Uhlenhaut Coupé. Hai bộ khung của chiếc xe được Uhlenhaut thiết kế riêng trong quá trình sản xuất đã được chuyển đổi từ những chiếc xe Công thức 1 thành những chiếc coupe để có thể tham gia giải đua Carrera Panamericana đường phố ở Ý.

Hãng xe hơi cuối cùng đã ngừng hoạt động bộ phận nghiên cứu và sản xuất xe đua vào cuối năm đó sau thảm họa Le Mans năm 1955, khiến tay đua Pierre Levegh của Mercedes-Benz và 83 khán giả thiệt mạng.

Đây vẫn là sự cố chết người nhất trong lịch sử đua xe thể thao và Mercedes-Benz chỉ trở lại đường đua vào năm 1988.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm:

800.000 xe Mercedes-Benz có nguy cơ cháy nổ trong khi vận hành