Quốc tế

Lượng khí thải carbon có thể làm cho cây trồng thiếu dinh dưỡng

1 năm trước
Tác giả Ty Roush

Lượng khí thải CO2 tăng cao có thể làm cho cây trồng thiếu dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu hụt protein và khoáng chất ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

Share
this:

Lượng khí thải CO2 tăng cao sẽ làm cho cây trồng thiếu dinh dưỡng do giảm nồng độ nitơ trong cây, khiến hàng triệu người trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt protein và khoáng chất khi lượng khí thải carbon đạt mức cao nhất trong lịch sử, theo nghiên cứu được công bố hôm 2.11 trên tạp chí Trends in Plant Science.

Cánh đồng lúa mì ở Marlborough Downs ở Anh. Ảnh: Tim Graham/Getty Images/Forbes

Các nhà nghiên cứu của viện Khoa học cây trồng ở Pháp phát hiện khi lượng khí thải CO2 tăng lên, năng suất cây trồng tăng cao trong quá trình quang hợp — cung cấp năng lượng cho cây trồng bằng chuyển đổi CO2 thành O2 – và ít phụ thuộc hơn vào các khoáng chất trong đất, vì vậy hấp thụ ít nitơ, phospho lẫn sắt từ đất hơn.

Thiếu nitơ ngăn cản cây trồng phát triển mô cũng như sẽ làm chậm quá trình tạo protein, có thể dẫn đến thiếu nhiều protein, ảnh hưởng đến khoảng 1 tỉ người trên toàn thế giới cũng như có thể gây ra các triệu chứng từ teo cơ đến suy gan lẫn yếu xương.

Antoine Martin, nhà nghiên cứu của trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, cho biết nhiều loại cây trồng như gạo và lúa mì sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do thiếu dinh dưỡng.

Martin cho biết thêm nhiều người cũng có nguy cơ thiếu sắt, và căn bệnh này ảnh hưởng đến 2 tỉ người trên toàn thế giới.

Vào năm 2050, ước tính sẽ có 1,4 tỉ phụ nữ lẫn trẻ em dưới 5 tuổi sẽ dễ bị thiếu sắt hơn, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Climate Change vào năm 2018. Bên cạnh đó, 175 triệu người khác có thể thiếu kẽm và 122 triệu người có thể đối mặt với tình trạng thiếu protein.

Lượng khí thải CO2 liên tục tăng từ năm 1940, khi 4,85 tỉ tấn khí nhà kính được thải vào bầu khí quyển mỗi năm. Trong năm 2021, lượng khí thải này đạt mức cao nhất đến 36,3 tỉ tấn, tăng 2 tỉ so với một năm trước đó. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc dự báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – chủ yếu là CO2, thải vào bầu khí quyển do đốt nhiên liệu hóa thạch – sẽ tăng 10,6 % so với mức 2010 vào năm 2030.

Liên Hợp Quốc cảnh báo xu hướng này sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu tăng 2,9℃ vào cuối thế kỷ này, tác động đến hệ sinh thái nghiêm trọng.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm:

Hội nghị COP27 sẽ mở gian hàng đầu tiên mang chủ đề “thực phẩm vì khí hậu”
Biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm nhiều trận lở tuyết chết người
Kinh tế tuần hoàn – giải pháp cho biến đổi khí hậu
Càng ở nước nghèo càng bị tác động của biến đổi khí hậu
John Doerr tài trợ 1,1 tỉ USD cho đại học Stanford để nghiên cứu khí hậu
Xu hướng: Tiền mã hóa và khủng hoảng khí hậu