Doanh nghiệp

Hệ sinh thái vững mạnh là nền tảng cho nhiều kỳ lân mới ra đời

2 năm trước
Tác giả Linh Chi

Hệ sinh thái vững mạnh là nền tảng để nhiều kỳ lân mới ra đời, các diễn giả nhấn mạnh trong sự kiện trực tuyến “Đầu tư vào khởi nghiệp tại Việt Nam thời đại dịch” do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 26.8.

Share
this:

Thông điệp nói trên được các diễn giả nhấn mạnh trong sự kiện trực tuyến “Đầu tư vào khởi nghiệp tại Việt Nam thời đại dịch” do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 26.8.

Trả lời cho câu hỏi được nhiều khán giả quan tâm về xu hướng xuất hiện của kỳ lân công nghệ sau đại dịch, ông Tạ Sơn Tùng – chủ tịch Rikkeisoft lạc quan dự báo trong tương lai không xa, số lượng các startup kỳ lân của Việt Nam sẽ đông đảo hơn. “Tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm make-in-Việt Nam nhưng phục vụ cho thị trường thế giới”.

Đại diện duy nhất trong sự kiện đến từ một doanh nghiệp kỳ lân – VNPAY, giám đốc Kinh doanh chiến lược Ôn Như Bình chia sẻ con đường mà VNPAY đã và đang thực hiện trong khoảng 5 năm qua là xây dựng một hệ sinh thái gồm nhiều doanh nghiệp đã có sẵn nền tảng, từ đó tạo ra một nền tảng để mọi người cùng phát triển. “Nếu chúng ta có thể xây dựng được một hệ thống có càng nhiều doanh nghiệp có khả năng, có nội lực thì thị trường sẽ ngày càng phát triển,” ông Bình nói.

Các diễn giả cũng đưa ra ý kiến về tính thời điểm khi startup muốn tiến vào thị trường nhưng người dùng chưa quen với ý tưởng hay sản phẩm. Từ góc nhìn của một nhà đầu tư, ông Bình cho rằng một startup thành công là công ty biết kết hợp giữa thế mạnh của doanh nghiệp truyền thống với sự nhanh nhạy, ứng dụng công nghệ tốt vốn có của công ty khởi nghiệp.

Việc tìm kiếm những cơ hội hợp tác với doanh nghiệp lớn cũng sẽ hỗ trợ startup trong thời điểm đầu tiên khi họ cần xây dựng mạng lưới khách hàng và đối tác. Ông Trần Hữu Đức, giám đốc quỹ Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) cho rằng các công ty khởi nghiệp trước khi tiến vào thị trường nên quan sát hoạt động của những “ông lớn”, từ đó có hướng tiếp cận phù hợp nhằm không phải tốn thêm thời gian, chi phí để đào tạo (educate) thị trường.