Báo cáo từ tổ chức phi lợi nhuận Conference Board cho biết chỉ 4% 4% công ty yêu cầu toàn bộ nhân viên trở lại công ty làm việc toàn thời gian.
Lý do những ngân hàng tại Wall Street liên tục được nhắc đến như ví dụ về các công ty yêu cầu nhân viên làm việc toàn thời gian tại văn phòng là do không có nhiều công ty làm như vậy.
Khảo sát mới cho giám đốc nhân sự từ Conference Board – tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu doanh nghiệp phát hiện, chỉ 4% doanh nghiệp cho biết yêu cầu toàn bộ nhân viên làm việc toàn thời gian trở lại và 45% yêu cầu một số người lao động đến văn phòng 5 ngày/tuần.
“Chúng tôi đều khá bất ngờ và ngạc nhiên khi biết được tỉ lệ doanh nghiệp yêu cầu người lao đông trở lại làm việc toàn thời gian,” Robin Erickson – phó chủ tịch về nguồn nhân lực tại Conference Board cho biết.
Nói cách khác, sắp xếp làm việc hybrid (kết hợp làm việc trực tuyến và tại văn phòng) thực sự được giữ vững. Nghiên cứu ghi nhận 90% doanh nghiệp làm khảo sát cho phép làm việc hybrid, dù điều này đồng nghĩa nhân viên tự mình quyết định việc thi thoảng tới văn phòng hay theo lịch trình cố định hơn là 4 ngày làm việc tại văn phòng.
Erickson tin rằng tỷ lệ có thể không ở mức thấp trên, nếu thị trường lao động hạ nhiệt. Tuy vậy, các công ty đang chịu nhiều quá nhiều áp lực để trở nên linh hoạt từ những người lao động có quyền lợi.
“Làm việc hybrid sẽ trở thành xu hướng lâu dài trong doanh nghiệp thời hậu COVID-19. Nhưng tôi cho rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Các doanh nghiệp sẽ quyết định rằng họ đã mất quá nhiều thứ về phối hợp với đồng nghiệp và văn hóa làm việc. Tôi cho rằng tỉ lệ sẽ thay đổi khi công việc không còn dồi dào” Erickson cho biết.
Có khả năng cụm từ “toàn bộ nhân viên” trong câu hỏi khảo sát là lý do khiến tỉ lệ dưới 10%. Thực tế, nhiều công ty có nhóm nhân viên có thể làm việc hybrid, trong khi số khác phải tới văn phòng. Mặt khác, mẫu khảo sát của 179 giám đốc nhân sự được trải đều khắp ngành kinh doanh, khu vực, quy mô và các yếu tố khác, Erickson cho biết.
Tỉ lệ quá thấp không khiến cho Nichlas Bloom – giáo sư ngành kinh tế học tại đại học Stanford, người được biết đến với nghiên cứu về làm việc từ xa, cảm thấy bất ngờ.
Vào tháng 4.2022, Bloom cùng đồng nghiệp từ đại học Chicago và ITAM ghi nhận, trong số những người lao động có thể hoàn thành công việc tại nhà, trung bình họ có thể làm việc từ xa trong 2,3 ngày. Rất ít trong số đó không có ngày làm việc từ xa.
“Tỷ lệ người lao động đang làm công việc mà họ có thể thực hiện tại nhà (công việc văn phòng), nhưng buộc phải đến văn phòng 5 ngày trong tuần là rất thấp.
Điều này không hợp lý. Người lao động cảm thấy vui vẻ hơn và năng suất cao hơn khi họ có 2 hoặc 3 ngày trong tuần làm việc tại nhà. Do vậy, rất ít doanh nghiệp buộc họ phải quay trở lại văn phòng toàn thời gian.
Báo cáo của Conference Board về “định hình lại nơi làm việc”, dựa trên khảo sát được thực hiện 4 lần kể từ khi đại dịch bùng phát, cũng phát hiện lần đầu tiên, doanh nghiệp lo lắng về việc tìm nhân sự và người lao động làm việc tại văn phòng hơn công nhân nhà máy và lao động phổ thông.
Điều này chỉ ra, cuộc khủng hoảng lao động cũng đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong lực lượng lao động trí óc.
Vào tháng 4.2021, báo cáo phát hiện, chỉ 60% doanh nghiệp cho biết cảm thấy lo lắng về việc tìm kiếm người lao động chuyên môn để lắp đầy vào vị trí, tăng 84% trong tháng 3.2022.
Trong khi đó, tỷ lệ giám đốc nhân sự lo ngại về tuyển dụng nhân sự cấp quản lý vào khoảng 80%, cao hơn mùa xuân 2021. Tuy vậy, con số này tăng lên 81% trong khảo sát mới đây. “Đó không chỉ còn là vấn đề về các vị trí lao động phổ thông nữa,” Erickson cho biết.
Một lý do quan trọng khác là các công ty nên để người lao động làm việc từ xa ít nhất vào một thời điểm nào đó nếu họ có thể. “Không nhiều công ty đưa ra yêu cầu mọi người làm việc tại văn phòng 5 ngày trong tuần. Vì mọi người sẽ nghỉ việc và bạn phải đối mặt với các vấn đề về thất thoát nhân sự,” bà cho biết.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/chi-4-doanh-nghiep-yeu-cau-nhan-vien-tro-lai-lam-viec-toan-thoi-gian)
11 tháng trước
10 tháng trước
Làm việc từ xa, nên hay không?2 năm trước