Từ mức 45.8 điểm hồi quý II, chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) theo đánh giá của các doanh nghiệp châu Âu đã giảm 30 điểm xuống còn 15.2 điểm – mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, theo khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội EuroCham vừa công bố.
Trên 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết kết quả kinh doanh của họ “không tốt” trong vòng 3 tháng qua, và sẽ tiếp diễn trong vòng 3 tháng sắp tới, do ảnh hưởng việc giãn cách xã hội. Trong đó, 29% doanh nghiệp trả lời kết quả kinh doanh của họ “rất tệ.”
Hạn chế về vận tải và cung ứng hàng hoá là tác nhân đứng đầu bảng về gây ra ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp, theo sau đó là điều kiện thị trường. 68% doanh nghiệp cho rằng chính phủ nên có một quy tắc tập trung cho hoạt động kinh doanh, thay vì để các địa phương tự quyết định.
Chính sách “3 tại chỗ” nhận được nhiều phản hồi tiêu cực từ doanh nghiệp, trong đó, yếu tố mà các lãnh đạo doanh nghiệp EU quan ngại nhất là ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm lý người lao động khi 71% doanh nghiệp thừa nhận họ gặp khó khăn ở khía cạnh này. 59% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết “chi phí quá tốn kém” là một trong những bất cập khi thực hiện chính sách này.
Kế hoạch tiêm ngừa vaccine cho người lao động cũng đang phụ thuộc vào cơ quan quản lý trong phân bổ vaccine. Chỉ mới có 56% doanh nghiệp cho biết đã tiêm mũi 1 cho phần lớn nhân sự. 51% nói rằng họ không có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý và chính quyền để xử lý trong trường hợp xuất hiện ca F0 ở nhà máy.
Cuối cùng, do phong toả và giãn cách xã hội kéo dài, 18% các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đã chuyển dịch một phần nhu cầu sản xuất/đơn hàng sang các nước khác. Đồng thời, 16% doanh nghiệp cho biết họ đang cân nhắc về việc này.
Khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) trong giai đoạn giãn cách xã hội được YouGov thực hiện từ cuối tháng 8 tới đầu tháng 9 với 193 đại diện là các lãnh đạo doanh nghiệp thuộc EuroCham.
2 năm trước
2 năm trước
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan trở lại1 năm trước
Nigeria chạy đua mở rộng quy mô sản xuất thuốc