Công nghệ

Lenovo dự định đầu tư lớn vào metaverse

Công ty máy tính khổng lồ của Trung Quốc Lenovo lên kế hoạch đầu tư 15,7 tỉ USD vào nghiên cứu và phát triển dịch vụ cũng như sản phẩm liên quan đển metaverse.

Share
this:

Lenovo của Trung Quốc lên kế hoạch trong 5 năm tới đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, bao gồm các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến metaverse (vũ trụ ảo).

Người tham dự đeo tai nghe thực tế tăng cường Lenovo khi chơi trò chơi ‘Star Wars: Jedi Challenges’ tại cuộc họp báo ở Hong Kong trong ngày 24.5.2018. Ảnh: Anthony Kwan/Bloomberg/ Forbes

Nhân viên nghiên cứu và phát triển (R&D) tại công ty máy tính cá nhân lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục phát triển “công nghệ giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế của metaverse,” Lenovo cho biết trong thông cáo hồi tuần trước. Công ty cho biết khoản đầu tư sẽ giúp “tất cả các loại doanh nghiệp tận dụng công nghệ mới như metaverse.”

Theo thông tin đăng tải trên Nikkei Asia, công ty có trụ sở ở Bắc Kinh sẽ chi khoảng 15,7 tỉ USD cho hoạt động R&D liên quan đến công nghệ mới trong 5 năm tới. Lenovo cho biết sẽ tăng gấp đôi đầu tư cho R&D và bổ sung thêm 12.000 chuyên gia trong vòng 3 năm tới cho các nghiên cứu liên quan đến đám mây.

Công nghệ đám mây là yếu tố tiềm năng để phát triển metaverse.

Metaverse đề cập đến thế giới ảo mới ra đời nhưng đang bùng nổ, nơi mọi người làm việc và giải trí thông qua hình đại diện. Theo Brandessence Market Research dự báo, thị trường metaverse trị giá khoảng 45 tỉ USD vào năm 2020 và có thể tăng lên 596 tỉ USD vào năm 2027. Thông tin dự báo chỉ ra sự bùng nổ về thực tế hỗn hợp (mixed reality) và giáo dục trực tuyến thúc đẩy sự phát triển của metaverse.

Brady Wang, phó giám đốc của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research ở Đài Bắc, cho biết đến hiện tại Lenovo chưa đầu tư nhiều để thực hiện R&D liên quan đến metaverse. Ông nói công ty có thể phát huy thế mạnh hiện có để phát triển máy chủ và công nghệ liên quan đến đám mây cho metaverse.

Wang cho biết thêm các yếu tố metaverse khác, chẳng hạn như mạng lưới và tiền mã hóa, có thể phát triển nhanh hơn nếu Lenovo đầu tư trực tiếp vào các công ty bên ngoài thay vì thực hiện R&D của riêng mình. “Mỗi công ty đều có cách tiếp cận khác nhau và không dễ dàng gì nếu hoàn toàn phụ thuộc vào chính mình,” ông nói. “Chúng tôi nghĩ tính kết nối chưa tốt lắm vì Lenovo không phải là công ty kết nối, vì vậy công ty cần đầu tư thêm vào điểm này. Đối với thực tế ảo, công ty cũng nên tăng cường đầu tư.”

Lenovo không cung cấp chi tiết về tham vọng của công ty đối với metaverse.

Sean Su, nhà phân tích lĩnh vực công nghệ độc lập ở Đài Loan, cho biết hoàn thiện các thành phần riêng lẻ của metaverse thay vì theo đuổi một nền tảng ảo hoàn chỉnh từ đầu đến cuối có thể sẽ tạo ra “tác động lớn hơn” đối với Lenovo.

Su cho biết sử dụng thực tế ảo để giải thích dữ liệu sẽ đặc biệt nổi bật. Ông nói, nếu không, chiến lược của Lenovo sẽ “giống hệt như những công ty khác, hy vọng họ sẽ có ý tưởng đột phá.”

Theo dữ liệu của International Data Corporation, doanh số bán máy tính cá nhân toàn cầu của Lenovo trong năm 2012 vẫn dẫn đầu thị phần. Đây là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn nhất thế giới, chiếm 22,7% thị phần trong quý đầu tiên. Yang Yuanqing, chủ tịch kiêm CEO Lenovo, là tỉ phú cho đến năm 2016.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm: Cách xây dựng thị trường xa xỉ trong metaverse

VNG lấn sân Metaverse thông qua đầu tư vào kỳ lân game Hàn Quốc

Tỉ phú Hong Kong Adrian Cheng đầu tư vào metaverse

Metaverse là gì mà lại thu hút Mark Zuckerberg như vậy?