Start-up

Nhà cung cấp dịch vụ ký gửi đồng hồ Wristcheck huy động được 8 triệu USD

Wristcheck sẽ dùng nguồn vốn mới để mở rộng quy mô sang các thị trường chưa tiếp cận được trong khu vực Đông Nam Á, cũng như phát triển thêm tính năng cho trang web và ứng dụng.

Share
this:

Wristcheck – công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ ký gửi đồng hồ có trụ sở tại Hong Kong đã huy động thành công 8 triệu USD trong vòng gọi vốn hạt giống do Gobi Partners GBA, vận hành một trong những quỹ đầu tư vào startup lớn nhất đặc khu tự trị Hong Kong Entrepreneurs Fund thuộc tập đoàn Alibaba, và quỹ AEF Greater Bay Area dẫn dắt. Vòng gọi vốn trên có sự tham gia từ K3 Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm do cháu trai của người giàu nhất Malaysia Robert Kuok, Kuok Meng Xiong sáng lập.

“Wristcheck là nhà bán lẻ đồng hồ ký gửi đầu tiên tại châu Á mức độ nhận diện thương hiệu trên toàn thế giới, cũng như nơi đầu tiên hoàn toàn minh bạch với người mua về người bán và người bán biết bên còn lại mua gì,” Austen Chu, 26 tuổi, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Wristcheck, cho biết.

Austen Chu và Sean Wong, bộ đôi nhà sáng lập của Wristcheck. Ảnh: Courtesy of Wristcheck.

Thành lập từ năm 2020, Wristcheck nhận ký gửi số lượng đồng hồ có tổng giá trị 80 triệu USD, tăng 75% qua từng năm. Theo Austen Chu, Wristcheck áp dụng mức phí cố định 8% cho người bán và 4% đối với người mua những mẫu đồng hồ hạng sang đã qua sử dụng. Điều này khác với mức chênh lệch cao từ các nhà đấu giá hoặc nhà giao dịch cá nhân.

Với khoản đầu tư mới, Wristcheck sẽ mở rộng quy mô sang các thị trường chưa tiếp cận được trong khu vực Đông Nam Á, cũng như phát triển những tính năng mới cho trang web và ứng dụng. Bên cạnh đó là bổ sung danh mục trực tuyến, nơi người dùng có thể giới thiệu bộ siêu tập đồng hồ của mình, cập nhật giá trị trên thị trường theo thời gian thực và bảo hành đồng hồ.

Trong thông cáo báo chí, giám đốc quản lý Chibo Tang của Gobi Partners GBA cho biết “Với lợi thế cạnh tranh tại thị trường đồng hồ thế giới như Hong Kong cùng đội ngũ nhân sự chất lượng và năng lực chuyên môn cao của Wristcheck, chúng tôi tin tưởng công ty sẽ tiếp tục phát triển từ động lực hiện có.”

Wristcheck là thương hiệu cung cấp dịch vụ ký gửi đồng hồ đã qua sử dụng có mức độ nhận điện thương hiệu trên toàn thế giới. Ảnh: Courtesy of Wristcheck.

Trước đó, chia sẻ với Forbes, Tang nhận định lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce) có tiềm năng phát triển tại hai thị trường Hong Kong và Trung Quốc. Hồi tháng 3.2021, Gobi Partners từng dẫn dắt vòng gọi vốn Series A trị giá 6 triệu USD của KICKS CREW – sàn thương mại điện tử về thời trang và giày thể thao. Còn nhà đầu tư khác của Wristcheck là K3 Ventures, nơi hậu thuẫn tài chính cho sàn thương mại Novelship cung cấp giày thể thao và các bộ siêu tập giày giới hạn, nằm trong danh sách 100 to Watch năm 2022 của Forbes châu Á.

Wristcheck cho biết công ty có hơn 80.000 thành viên đăng ký tài khoản hoặc chỉ truy cập vào trang web. Đặc biệt, số lượng người dùng bao gồm cả tập khách hàng trẻ, với 43% trong số đó dưới 30 tuổi. “Trong khi các khác hàng ký gửi sản phẩm từ 30 tuổi trở lên, người mua thuộc nhóm dưới 30 tuổi. Với tôi, một người yêu thích đồng hồ, đây là điều tuyệt vời nhất vì nó thể hiện niềm đam mê đồng hồ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,” Chu chia sẻ.

Kể từ thời điểm COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng trẻ đã trở thành nhân tố thúc đẩy thị trường đồng hồ cũ trên toàn thế giới. Tháng 10.2022, một nhà phân tích của Deloitte đưa ra hai thế hệ Millenials và GenZ chiếm 48% khách hàng mua đồng hồ đã qua sử dụng, cao hơn tỉ lệ 12% khách hàng thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh. Nhà phân tích này đưa ra các yếu tố gồm giá thành thấp của những mẫu đồng hồ đã ngừng sản xuất và thân thiện với môi trường.

Bên ngoài cửa hiệu đồng hồ của thương hiệu Audemars Piguet. Ảnh: Budrul Chukrut/Sopa Images/Lightrocket via Getty Images.

Tuy vậy, các nền tảng bán lẻ và thương hiệu đồng hồ đang phải đối mặt với tình trạng sản phẩm giả ngày càng nhiều. Theo báo cáo năm 2021 của OECD, đồng hồ có nhiều hàng nhái nhiều thứ năm trên toàn thế giới. Do đó, các khách hàng cá nhân có thể đăng ký tài khoản trả phí trên trang Watch Register, để xác nhận những mẫu đồng hồ nào bị đánh cắp hoặc làm giả. Một số thương hiệu đã chủ động đưa ra các giải pháp để kiểm tra sản phẩm. Hồi tháng 12.2022, Rolex triển khai chương trình “Rolex Certified Pre-Owned”, cho phép khách hàng cung cấp giấy chứng nhận đồng hồ thật khi bán lại.

Wristcheck có kế hoạch ra mắt công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xác minh sản phẩm trên nền tảng, vận dụng nguồn nhân lực tại Hong Kong và Trung Quốc đại lục để sắp xếp dữ liệu, số lượng đồng hồ và chi tiết của từng thiết kế khác nhau. Wristcheck sẽ hợp tác với các thương hiệu đồng hồ lâu đời như hãng sản xuất đồng hồ Audemars Piguet từ Thụy Sĩ, mở ra một cuộc cạnh tranh về thiết kế.

“Hiện tại, quy trình kiểm tra thủ công có thể dễ dàng xác định mẫu đồng hồ hạng sang nào là giả hoặc làm nhái. Chung tôi luôn nhìn ra đâu là đồng hồ thật hoặc giả,” Chu cho biết. Austen Chen chia sẻ niềm đam mê của anh bắt nguồn từ mẫu đồng hồ đầu tiên là chiếc Flik Flak của thương hiệu Swatch. Năm 2016, Chen lập một tài khoản Instagram có tên Horoloupe, nơi anh chia sẻ quá trình siêu tập đồng hồ khi theo học tại đại học New York (NYU).

Khi nội dung trên Instagram thu hút nhiều sự chú ý, Chen đã hợp tác với Audemars Piguet ra mắt phiên bản đồng hồ giới hạn vào năm 2019. Một năm sau, anh đồng sáng lập Wristcheck với giám đốc Sean Wong, cựu nhân viên Hypebeast từng điều hành sàn thương mại điện tử HBX của tạp chí thời trang này.

Trong nhiều năm tới, doanh nhân trẻ tuổi này đặt ra mục tiêu dài hạn. “Tôi thành lập Wristcheck vào tháng 7.2020, thời điểm vô cùng khó khăn khi Hong Kong xuất hiện đợt bùng dịch thứ hai. Bạn phải thực sự tin vào tầm nhìn của bản thân, và hi vọng rằng mình sẽ có đội ngũ nhân sự tốt,” Chen cho biết.

Biên dịch: Minh Tuấn