multi-media / Megastory

Forbes Việt Nam vinh danh 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu

Trong khuôn khổ Hội nghị Thương hiệu 2022, Forbes Việt Nam vinh danh các công ty trong danh sách 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu 2021.

Từ năm 2016, hằng năm Forbes Việt Nam thực hiện bảng xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất và liên tục mở rộng đối tượng tính toán. Trong lần thứ sáu thực hiện danh sách thương hiệu, thay vì đưa ra danh sách các công ty trong nhiều ngành, mỗi năm Forbes Việt Nam tính toán giá trị thương hiệu các công ty trong một lĩnh vực cụ thể. Năm 2021, Forbes Việt Nam tính toán danh sách 25 thương hiệu dẫn đầu ngành tài chính.



Vietcombank – thương hiệu tài chính có giá trị cao nhất trong danh sách 2021 của Forbes Việt Nam, với 705 triệu USD. Sau gần 60 năm hoạt động, Vietcombank là một trong các định chế tài chính lớn nhất nước, nhiều năm liền nằm trong danh sách Global 2000 (2.000 công ty lớn nhất thế giới) của Forbes. Ảnh: Bà Phan Thị Thanh Tâm, phó trưởng Văn phòng Đại diện VCB khu vực Phía Nam, nhận kỷ niệm chương vinh danh từ Forbes Việt Nam.


Techcombank là ngân hàng tư nhân có tốc độ phát triển nhanh và dẫn đầu hệ thống về hiệu quả hoạt động với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 46%, cao nhất hệ thống. Ngân hàng thiết lập trải nghiệm số hóa xuyên suốt với các tập khách hàng đa dạng, dịch vụ ngân hàng điện tử được ưa chuộng. Ảnh: Bà Thái Minh Diễm Tú, giám đốc khối tiếp thị, nhận kỷ niệm chương từ Forbes Việt Nam.

BIDV là định chế tài chính có lịch sử phát triển lâu đời nhất Việt Nam, hiện dẫn đầu hệ thống về quy mô tài sản và dư nợ tín dụng, đứng thứ hai hệ thống về mạng lưới hoạt động (sau Agribank). Những năm qua BIDV là nhà tài trợ vốn lớn nhất trong các dự án hạ tầng và đầu tư công nghiệp. BIDV nhiều năm liền có mặt trong danh sách Global 2000 của Forbes. Ảnh: Bà Nguyễn Thị Thu Hương, ủy viên HĐQT, nhận kỷ niệm chương từ Forbes Việt Nam.





Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng nhận kỷ niệm chương vinh danh từ Forbes Việt Nam. Là ngân hàng có tuổi đời trung bình và quy mô tầm trung trong hệ thống, OCB chú trọng hoạt động an toàn và hiệu quả. Năm 2021 đánh dấu bước tiến mới của ngân hàng này khi niêm yết trên sàn HoSE, góp phần minh bạch hóa và đưa thương hiệu ngân hàng này được thị trường biết đến rộng rãi hơn.

Sau 28 năm phát triển, ACB là ngân hàng tư nhân có mức độ nhận biết thương hiệu cao. Hiện ACB có thế mạnh về các sản phẩm bán lẻ, ngân hàng cũng đang đẩy mạnh đầu tư các dự án chuyển đổi số nâng cao trải nghiệm khách hàng. Năm 2020 đánh dấu sự thay đổi khi ACB chuyển niêm yết từ sàn HNX sang HoSE, thực hiện thương vụ bán bảo hiểm độc quyền với Sun Life Việt Nam. Ảnh: Bà Trần Thị Thu Nguyệt, phó giám đốc khối khách hàng cá nhân ACB nhận kỷ niệm chương.
Theo công bố, MSB hiện thu hút 1,8 triệu khách hàng cá nhân và 45.000 khách hàng doanh nghiệp. Nhằm gia tăng vị thế, năm 2015 Maritime Bank đã sáp nhập Mekong Bank, vào tốp 5 năm NHTM cổ phần dẫn đầu về mạng lưới. Ảnh: Ông Dương Ngọc Dũng, giám đốc khối Marketing và Truyền thông MSB nhận kỷ niệm chương.


SHB thuộc nhóm năm ngân hàng TMCP tư nhân có quy mô lớn, thu hút 5 triệu khách hàng cá nhân năm 2020. Trong quá khứ, SHB sáp nhập với ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) để tăng quy mô và góp phần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Ảnh: Ông Nguyễn Chiến Công, PGĐ chi nhánh SHB TP.HCM nhận kỷ niệm chương vinh danh của Forbes Việt Nam.
HDBank là một trong các NHTM cổ phần tư nhân ra đời sớm nhất tại Việt Nam, năm 2013 HDB M&A với Đại Á Bank và mua lại công ty tài chính tiêu dùng, lập HD Saison. Chung cổ đông lớn với Vietjet Air, HDBank có lợi thế tiếp cận tệp dữ liệu khách hàng đa dạng. Ảnh: Ông Nguyễn Đăng Thanh, phó tổng giám đốc HDB nhận kỷ niệm chương.




Ông Nguyễn Quý Chiến, phó TGĐ LienVietPostBank. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thành lập năm 2008, đến năm 2011 sáp nhập với công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện trở thành ngân hàng tư nhân có mạng lưới rộng nhất nước. Hiện LienVietPostBank phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ, mạng lưới rộng khắp đã hỗ trợ ch định hướng này và tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt việc chi trả bảo hiểm xã hội, đặc biệt tại các địa phương vùng sâu, vùng xa.



Ông Khúc Văn Họa, phó TGĐ TPBank tại lễ vinh danh. TPBank là một trong hai ngân hàng cuối cùng được cấp phép thành lập, và là ngân hàng trẻ nhất trong danh sách. Ngân hàng có chiến lược riêng biệt, tập trung phát triển ngân hàng số và hướng vào tập khách hàng trẻ. TPBank thế mạnh về kênh giao dịch tự động LiveBank và hiện 85% các giao dịch của ngân hàng được thực hiện trên kênh số.


Ông Nguyễn Đức Hải, phó TGĐ Bảo Việt nhận kỷ niệm chương vinh danh của Forbes Việt Nam. Với bề dày gần 60 năm hoạt động, Bảo Việt được biết đến rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, đặc biệt gắn với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Hiện tại Bảo Việt hoạt động như một tập đoàn tài chính đa năng, trong đó lĩnh vực bảo hiểm đóng vai trò hạt nhân. Thương hiệu Bảo Việt xuất hiện trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, quản lý tài sản.



Ông Đoàn Linh, ủy viên HĐQT nhận kỷ niệm chương vinh danh từ Forbes Việt Nam. PVI dẫn đầu thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực công nghiệp, có thế mạnh trong mảng bảo hiểm dầu khí, hàng hải, xếp thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) nằm trong top 3 nhà bảo hiểm phi nhân thọ có tỉ suất sinh lời cao nhất thị trường. BIC là một trong các công ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và kênh bảo hiểm trực tuyến. Ảnh: Ông Nguyễn Công Vinh, phó giám đốc BIC nhận kỷ niệm chương.
Là công ty chứng khoán trực thuộc Techcombank, TCBS là một trong những công ty chứng khoán có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả nhất thị trường. TCBS chiếm 40% thị phần trái phiếu phát hành, gần 70% thị phần giao dịch trái phiếu tại HoSE và ở tốp 10 thị phần môi giới cổ phiếu. Ảnh: Bà Quách Thùy Linh, giám đốc chi nhánh miền Nam, TCBS nhận kỷ niệm chương.
Tên tuổi Bản Việt gắn với nhiều thương vụ M&A và IPO của các công ty tư nhân lớn như Masan Group, Techcombank, VPBank… Năm 2021, Bản Việt tư vấn cho FE Credit bán 49% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corp, với giá trị công ty tài chính tiêu dùng này được định giá 2,8 tỉ USD. Ông Tuấn Nhan, giám đốc điều hành Bản Việt, nhận kỷ niệm chương vinh danh của Forbes Việt Nam.


VNDirect là nhà môi giới chứng khoán mở rộng thị phần nhanh trong những năm gần đây, công ty nổi bật với đội ngũ môi giới trẻ, năng động. Ông Gauraw Srivastava, giám đốc điều hành VNDirect nhận kỷ niệm chương vinh danh của Forbes Việt Nam.
SSI là một trong ba công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam và hiện đang dẫn đầu thị trường về quy mô doanh thu và tài sản. Công ty quản lý quỹ Tầm nhìn SSI trực thuộc SSI, tính đến giữa năm 2021, quản lý tài sản gần 10.000 tỉ đồng với nhiều chứng chỉ quỹ đang niêm yết: SSIAM VN30, SSIAM VNFIN. Ảnh: Bà Lục Kim Thanh, PGĐ phụ trách khối dịch vụ trực tuyến.




————————————————

Xem thêm
Danh sách 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu 2021
Danh sách 25 thương hiệu công ty F&B dẫn đầu 2022
Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2022