Bất động sản

Tài sản hai tỉ phú trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc tăng thêm gần 4 tỉ USD

1 năm trước
Tác giả Yue Wang

Tỉ phú Wu Yajun và Yang Huiyan kiếm thêm tổng cộng 3,6 tỉ USD nhờ Bắc Kinh công bố nhiều biện pháp giải cứu ngành bất động sản.

Share
this:

Giá trị tài sản ròng của hai trong số những phụ nữ giàu nhất trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc – tỉ phú Wu Yajun và Yang Huiyan – tăng tổng cộng 3,6 tỉ USD chỉ trong vài giờ, sau khi các cơ quan quản lý của nước này thực hiện một bước ngoặt đáng ngạc nhiên, công bố nhiều biện pháp toàn diện nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản đang suy yếu.

Để đảm bảo “thị trường bất động sản phát triển ổn định và lành mạnh,” trong ngày 11.11 nhiều cơ quan chức năng bao gồm ngân hàng trung ương, the People’s Bank of China, cũng như ủy ban Điều tiết bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc (CBIRC), đã ban hành một văn bản bao gồm 16 biện pháp, trong đó có nhiều biện pháp đẩy mạnh cho vay cũng như thanh khoản, theo nhiều báo đăng tin.

Wu Yajun (trái), đồng sáng lập kiêm chủ tịch của Longfor Group Holdings, và Yang Huiyan, đồng chủ tịch của Country Garden. Ảnh: Longfor và Yang Huiyan/Forbes

Ảnh chụp màn hình văn bản cũng có sẵn trên website của CBIRC cho thấy cơ quan quản lý khuyến khích ngân hàng cho các công ty phát triển bất động sản với quản trị doanh nghiệp lành mạnh vay, cho phép gia hạn thời gian trả nợ lên đến một năm và đối xử như nhau với công ty bất động sản tư nhân lẫn nhà nước.

“Chúng tôi xem đây là thay đổi quan trọng nhất kể từ khi Bắc Kinh thắt chặt quy định cho vay trong lĩnh vực bất động sản,” theo ý kiến của nhiều nhà kinh tế tại Nomura do Lu Ting dẫn đầu viết trong báo cáo nghiên cứu hôm 14.11. “Vì vậy, công ty phát triển bất động sản thiếu tiền mặt (đặc biệt công ty tư nhân), công ty xây dựng, người vay thế chấp và các bên liên quan khác giờ đây có thể thở phào nhẹ nhõm.”

Thông tin đó giúp giá cổ phiếu của một số công ty bất động sản lớn tăng vọt lên, chẳng hạn như giá cổ phiếu Country Garden thuộc sở hữu của tỉ phú Yang Huiyan, niêm yết tại Hong Kong, tăng 40,6% vào trưa ngày 14.11, và giá cổ phiếu Longfor Group của tỉ phú Wu Yajun, cũng được niêm yết tại Hong Kong, tăng 22,8%. Nhờ đó, khối tài sản của Yang tăng thêm 2,4 tỉ USD và tài sản của Wu tăng thêm 1,2 tỉ USD, đưa cả hai vào danh sách năm người kiếm thêm nhiều tiền nhất trong danh sách Tỉ phú Forbes cập nhật trong cùng ngày hôm đó.

Chắc chắn, Country Garden của Yang và Longfor Group của Wu cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ do biện pháp siết chặt bất động sản khi giá nhà đất tăng vọt và nhiều công ty vay nợ ồ ạt, mặc dù những công ty này được xem là có nguồn tài chính vững mạnh hơn các công ty phát triển bất động sản vỡ nợ như Shimao Group, Sunac China Holdings và China Evergrande Group.

Chẳng hạn, lợi nhuận ròng của Country Garden giảm 96% xuống còn 612 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Trong tháng 9, doanh số bán bất động sản ở Trung Quốc liên tiếp giảm suốt 14 tháng do niềm tin của người mua nhà sụt giảm trong suốt thời gian chính phủ áp đặt biện pháp siết chặt trong lĩnh vực này.

Shen Meng, giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư nhỏ Chanson & Co. ở Bắc Kinh, cảnh báo 16 biện pháp này không phải là một gói cứu trợ toàn ngành. “Chính sách này nhắm đến ngăn chặn những vụ vỡ nợ quy mô lớn cũng như rủi ro tài chính cho cả hệ thống khi nhiều công ty phát triển bất động sản phải đối mặt với khoản nợ đáo hạn vào năm tới,” ông cho biết. “Một trọng tâm khác của chính sách này là đảm bảo dự án xây dựng đã bán trước nhưng bị đình trệ giao nhà đúng thời hạn.”

Các công ty phát triển bất động sản ở Trung Quốc phát hành tổng cộng ít nhất 55 tỉ USD trái phiếu đáo hạn trong hai năm tới, nhưng phải đối mặt với doanh số bán hàng thấp hơn cùng với lựa chọn đảo nợ hạn chế, Investors Service của Moody viết trong báo cáo nghiên cứu ngày 27.10. Nhiều công ty cạn kiệt nguồn vốn buộc phải ngưng triển khai dự án xây dựng nhà ở bán trước, gây ra làn sóng biểu tình quy mô hiếm thấy và tẩy chay thế chấp trên toàn quốc.

Nhưng do nhà chức trách hạn chế hỗ trợ thêm công ty nên những tập đoàn phát triển bất động sản đang gặp khó khăn, chẳng hạn như Evergrande, khó có thể vực dậy, theo Shen. Nhà sáng lập tỉ phú đang gặp khó khăn, Hui Ka Yan, đại diện cho những ông trùm vay mượn khắp nơi để có vốn mở rộng công ty. Hui, từng là người giàu nhất châu Á, hiện chỉ sở hữu tài sản ròng trị giá 2,9 tỉ USD, giảm so với mức cao 42,5 tỉ USD vào năm 2017, do công ty đang phải vật lộn để tái cơ cấu tổng số nợ 300 tỉ USD ở phía bắc.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm:
Viễn cảnh nào cho một Evergrande ngập nợ?
Công ty xe điện của Evergrande hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu
Pan Sutong cố gắng thoát khỏi nguy cơ phá sản