Forbes Việt Nam Under 30

Nguyễn Trần Duy Nhất: “Độc Cô Cầu Bại”

Duy Nhất: Trước khi thượng đài ngoài tập luyện tôi đã bỏ ra thời gian tìm hiểu về đối thủ. Tôi tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Tôi cố gắng hiểu về họ nhiều nhất có thể. Khi thượng đài, tôi giữ một vẻ mặt bình thường, không biểu cảm. Đối thủ không đoán được những suy nghĩ của tôi. Không đoán được suy nghĩ sẽ không hiểu được cảm xúc bên trong và lối đánh. Vì vậy, khi thi đấu phải giữ tâm lý ổn định, khuôn mặt bình thường, thậm chí càng lạnh lùng càng tốt.

Duy Nhất: Đầu tiên khi tập võ tôi nghĩ mang lại cho mình sức khỏe. Điều thứ hai là gắn với truyền thống gia đình. Tôi sinh ra trong gia đình võ thuật và tập võ từ bé và đam mê với võ thuật. Tôi nuôi dưỡng ước mơ được thi đấu, được khoác lên mình chiếc áo có in hình lá cờ đội tuyển Việt Nam. Khi tham dự các giải đấu quốc tế, tôi được thực hiện ước mơ đó nên cảm thấy hạnh phúc.

Và điều quan trọng nữa là cảm giác hưng phấn vượt trội được bước lên trên võ đài, tiếng hò reo xung quanh, ánh đèn, đối thủ… Đối với tôi, chuyện thắng thua lúc đó dường như không còn quan trọng nữa. Quan trọng nhất khi bước lên trên sàn đấu là được thi đấu thể hiện hết khả năng.

Thi đấu thì phải có lúc thắng, lúc thua. Lúc thua thì khi tôi bước xuống, sự săn đón phỏng vấn của báo, đài khiến tôi cảm thấy vẫn được cảm thông. Trong xã hội cũng có cả người thương, người không thích mình, mà bản thân tôi là vận động viên, tôi đã tập luyện và tôi đã thi đấu, dù thua nhưng tôi đã cố gắng thể hiện hết khả năng của bản thân.

Duy Nhất: Tất cả mọi võ sĩ đều có nguy cơ bị chấn thương không phải chỉ trên sàn đấu mà cả sàn tập. Khi tham gia thi đấu đối kháng, chắc chắn ai cũng có nguy cơ gặp chấn thương, không nặng thì nhẹ. Với tôi lần chấn thương nặng nhất cách đây đã 10 năm, xảy ra năm 2012. Lần đó tôi thi đấu với một võ sĩ Thái Lan. Qua hai hiệp đấu tôi đã chiếm được ưu thế. Ở hiệp thứ ba cũng là hiệp cuối cùng tôi dồn lên tấn công vì muốn có một trận thắng knockout. Tôi sử dụng một đòn xoay tay sau, đánh rất mạnh nhưng lại trúng phần xương trán (xương cứng nhất) của địch thủ.

Vừa ra đòn thấy tay mình dội lại, nhói đau, tôi lắc lắc tay thì cảm giác nghe như có tiếng cóc cóc. Tôi cảm nhận ngay cái tay yếu đi. Tầm khoảng 30 giây nữa thì hiệp đấu kết thúc. Tôi nghĩ nhanh mình sẽ đánh bằng tay còn lại và sử dụng hai chân di chuyển linh hoạt vừa có thể tấn công đòn chân. Kết thúc trận đấu đó tôi được công bố thắng điểm. Rời sàn đấu, tôi thầm cầu xin chấn thương chỉ là phần mềm, căng cơ nhưng khi đi chụp phim X quang thì thấy xương gãy đôi.

Duy Nhất: Lúc đó tôi rất sốc và buồn. Bản thân tôi là một người thích tập luyện, thích thi đấu. Nếu mà bó bột ngồi ở yên một chỗ mất sáu tháng không được thi đấu, tôi không chịu nổi.


Duy Nhất: Lúc vào bệnh viện bác sĩ nói là chấn thương của tôi phải mổ, bắt vít ráp lại thì xương mới thẳng. Tôi suy nghĩ, mình là một vận động viên thi đấu đối kháng mà sử dụng dao kéo mổ xẻ nhiều quá thì rất ảnh hưởng tới tập luyện, thi đấu. Nếu tôi chọn phương án bắt vít, sau này khi chuẩn bị thi đấu đánh giải, muốn tháo ra tôi phải mổ lần nữa. Tôi nói với bác sĩ, cứ căn chỉnh rồi bó cho em đi để cho mau lành, xương méo xíu cũng được, không sao đâu. Bác sĩ đã thực hiện theo đề nghị của tôi.

Khi tay đang bó bột, nhìn thấy bạn bè mình, đồng đội tập luyện, mình không làm gì được, cảm thấy buồn lắm. Tôi lững thững đi xuống dưới phòng tập ngồi coi mọi người đánh. Có một anh kia tập xong rồi, đi ngang qua, dòm tôi rồi nói: “Mày bị gãy tay, đi bó bột, vậy là mày hết thời rồi đó.” 

Câu nói này làm tôi suy nghĩ nhiều lắm. Sau đó tôi mới ngộ ra. Có nhiều người sinh ra đã bị cụt tay, cụt chân họ bị thiếu thốn rất nhiều nhưng người ta vẫn đi bán vé số, để mưu sinh tự lo cho cuộc sống. Họ dị tật vẫn nỗ lực làm việc, tôi may mắn hơn sinh ra lành lặn, chỉ có bị chấn thương gãy tay chút xíu, tôi không thể bỏ cuộc.

Qua ngày hôm sau tôi quay lại tập luyện luôn. Tôi tập với hai chân và cái tay còn lại. Tôi tập những bài tập hỗ trợ cho hai chân và tay lành trong khi vẫn đeo cánh tay gãy bó bột lủng lẳng. Sau khi tháo bột, tức là khoảng sáu tháng sau khi chấn thương, tôi quay trở lại thi đấu luôn.

Duy Nhất: Việc lọt vào danh sách cũng Forbes Việt Nam Under 30 đánh dấu một cột mốc cá nhân. Lúc đó tôi cũng bước qua tuổi 29, đã lập gia đình, cuộc sống mình như cuốn sách lật sang trang mới, con người mình trưởng thành chững chạc hơn. Tôi bắt đầu có nhiều suy nghĩ chín chắn hơn, suy tính cho tương lai. Lúc ấy tôi dự định một công việc nào đó thì sẽ cân nhắc, tính toán kỹ càng chứ không suy nghĩ lộn xộn bồng bột như lúc trước.

Từ đó đến nay mọi thứ xoay quanh tôi đều ổn. Phần cuộc sống gia đình êm ấm. Phần công việc, ngoài tập luyện và thi đấu bây giờ tôi đang tập trung để phát triển cho những bạn trẻ, những người có niềm đam mê Muay Thái như mình. Bây giờ mình đầu tư cho các bạn để sau này khi Duy Nhất không thi đấu nữa thì các bạn vẫn tiếp nối. Các bạn thi đấu cũng giống như chính Duy Nhất thi đấu vậy.

Duy Nhất: Chắc chắn đó là cột mốc khi lần đầu tiên tôi khoác áo đội tuyển quốc gia năm 2009. Đó là đại hội thể thao trong nhà châu Á tổ chức tại Thái Lan. Năm 2003 Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 22, khi ấy tôi còn nhỏ, ngồi trước màn hình tivi coi lễ khai mạc. Tôi thấy các anh chị vận động viên mặc đồng phục thể thao, áo có lá cờ Việt Nam khi được xướng tên đội tuyển Việt Nam bước đi từng đoàn diễu hành qua lễ đài. Lúc đó tôi mơ ước có một ngày nào đó mình cũng được đứng ở trong hàng ngũ đó, đại diện cho quốc gia được đi thi đấu quốc tế.

Nguyễn Trần Duy Nhất trên võ đài.

Năm 2009, tôi được đứng chung đội ngũ với những vận động viên mà tôi đã rất thần tượng. Cảm giác vượt trội lúc đó nó giống như giấc mơ vậy. Không dám tin đó là sự thật, được đứng chung với các thần tượng, được cầm cờ Việt Nam diễu hành. Cột mốc đáng nhớ đó đánh dấu sự nghiệp của tôi gắn với đội tuyển quốc gia và thi đấu tới tận bây giờ.

Duy Nhất: Mình muốn biết tới bộ môn Muay Thái sớm hơn. Mình nghĩ rằng võ thuật cần được phổ biến cũng như là được nhiều người quan tâm hơn nữa. Nếu nhiều người tập luyện võ thuật sớm hơn thì tôi nghĩ võ thuật tại Việt Nam sẽ phát triển so với những nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Tôi ước ở Việt Nam phong trào võ thuật quốc tế để cho các bạn võ sinh tập luyện. Các bạn có thể thể hiện khả năng của mình thì giờ này nhất nghĩ là các giải đấu cũng như là cái phong trào tổ chức võ thuật ở Việt Nam của mình, nó sẽ rất là rầm rộ.

Duy Nhất: Một ngày của Nhất bắt đầu từ lúc thức dậy 6h. Sau khi vệ sinh cá nhân, tôi chuẩn bị để đưa con tới trường học, sau đó di chuyển đến phòng tập. Hiện tại tôi vẫn còn thi đấu, cho nên mình tập luyện hằng ngày chuẩn bị cho những giải đấu sắp tới. Đến trưa tôi ăn uống, nghỉ ngơi chút ít và tới chiều tập luyện tiếp. Đa số thời gian trong một ngày nhất định nếu không thi đấu tôi dành thời gian cho việc tập luyện và huấn luyện cho các bạn. Vào buổi chiều tôi đi đón các con, đưa các con từ trường về phòng tập.

Nguyễn Trần Duy Nhất bên hai con gái, những vận động viên nhí mà anh dành trọn vẹn tình yêu khi chia sẻ đam mê và kỹ thuật của mình.

Tôi cũng tập cho các con luôn tại đó, hai con tập thể thao, tập võ rồi cho đổ mồ hôi, cho có sức khỏe. Tập xong buổi tối tôi trở về nhà ăn uống, gia đình sum vầy. Tôi có một cái may mắn nữa là có một người chị của vợ, là người phụ cho vợ chồng tôi chăm sóc cho các bé từng ly, từng tý luôn đó. Những lúc mà tôi đi thi đấu các con không đi theo được thì chị chính là người sẽ chở các bé đi học rồi đón các bé về ở nhà chăm sóc. Khi đánh giải xong thì tôi quay về lại với gia đình.

Duy Nhất: Thực tế thì từ khoảng năm 2014 trở về trước, phong trào Muay Thái nói riêng hay nền võ thuật ở Việt Nam nói chung còn sơ khai, mọi người chỉ chơi phong trào bình bình trong nước thôi. Lúc đó những phòng tập dành riêng cho võ thuật hay phòng gym có thêm các môn võ thuật còn ít. Ai mà yêu võ thì phải đến những trung tâm thể dục thể thao, đăng ký vào các đội tuyển thì mới có chỗ ăn tập trong đội. Những người muốn luyện võ hay đấu võ nghiệp dự thì không có nhiều chỗ để tập.

Thời điểm đó tôi cũng tự đi đánh một số giải quốc tế. Rồi khi về, mình có suy nghĩ là sẽ mở một cái phòng tập ngay quận 1, gần sân đá banh Tao Đàn. Mục đích là để từ phòng tập đó mình có thể tìm được những người chung niềm đam mê, yêu thích võ, yêu thích bộ môn Muay Thái. Họ đến với mình, cùng tập luyện bộ môn đó và cùng phát triển.

Nguyễn Trần Duy Nhất trên sàn đấu.


Thứ hai nữa là mình sẽ từ phòng tập tìm kiếm ra những bạn trẻ, những người có năng khiếu võ thuật, để mình vừa huấn luyện, vừa đấu tập và hỗ trợ cho các bạn để cùng phát triển bộ môn này.

Lúc mở ra tôi không có suy nghĩ có thể kiếm tiền được từ phòng tập. Mấy anh em tập luyện là thích thì đóng, không thích thì thôi. Coi như nơi để mọi người chơi chung với nhau. Mỗi tháng tiền chỉ duy trì đủ trả cho cái cái mặt bằng. Đến tầm khoảng hai năm sau, vào năm 2016, mới có nhiều người mới. Lúc đó, mình đã có một đội ngũ là học trò của mình rồi. Mình mới huấn luyện lại cho các học trò để dạy lại cho khách tập.

Những người này chỉ muốn tập luyện võ giống như là một bộ môn thể dục thể thao bình thường, để nâng cao sức khỏe. Mình tập cho họ và từ đó bắt đầu có cái thu nhập từ phòng tập. Dần dà có thu nhập rồi, tôi mới mở thêm một phòng tập nữa ở bên quận 5, đường Trần Hưng Đạo.

Lúc đó tôi mới gặp vợ của mình. Vợ mình trở thành hậu phương giúp mình quán xuyến những phòng tập và việc nhà, nhất là lúc đi thi đấu. Phòng tập cứ phát triển dần dần lên. Bây giờ tôi mới mở thêm một phòng tập thứ 3 nữa. Ngoài tiền từ việc thi đấu chuyên nghiệp, Nhất sử dụng phòng tập đó để nuôi sống gia đình và tạo thu nhập cho những bạn võ sĩ đi theo mình, giúp các bạn có thu nhập. Nhờ đó, các bạn trở thành một võ sĩ vừa thi đấu, vừa có thể kiếm tiền sinh sống bằng niềm đam mê.

Duy Nhất: Khi còn trẻ, tôi thi đấu không nghĩ gì đến chấn thương. Bước lên sàn đấu là tôi xả cửa, đánh thoải mái, luôn đánh hết ga, hết số luôn. Về nhà, chấn thương bầm dập. Khi những cái chấn thương đó xuất hiện nhiều quá ảnh hưởng đến sức khỏe thì tôi mới thi đấu thận trọng hơn.

Duy Nhất: Với các bạn trẻ, khi tập luyện võ dù để rèn luyện sức khỏe hay thi đấu hãy cẩn thận tránh những chấn thương. Nếu chấn thương nặng xảy ra có thể chấm dứt đam mê, sự nghiệp của mình. Cho nên các bạn tập luyện hoặc là các bạn thi đấu thì hãy luôn luôn cẩn thận, luôn giữ gìn cho mình một thể trạng tốt nhất trước mỗi trận đấu. Bắt đầu trận đấu và sau khi kết thúc trận đấu thì về phải có sự thả lỏng để giúp cơ thể hồi phục. Nói chung cần thực hiện bài bản để giúp cho mình vừa sẵn sàng trước trận đấu, trong trận đấu và sau khi kết thúc trận đấu. Quan trọng hơn nữa các bạn phải giữ gìn sức khỏe, không sử dụng những cái chất kích thích, bia rượu nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Duy Nhất: Không. Hoàn toàn không.

Duy Nhất: Tôi uống nước ngọt (cười)

Duy Nhất: Thành công với Nhất có nghĩa là lúc nào cũng phải quên đi chiến thắng của mình và phải luôn nhớ được cái thất bại, đó chính là sự thành công. Bởi vì nếu mình cứ nghĩ hoài đến chiến thắng mình sẽ không thể nào tìm được chiến thắng tiếp theo. Còn thất bại chính là điều mình phải nhớ đến nó rất nhiều.

Cái thất bại chính là những cái điểm yếu, những điểm khuyết của mình. Mình nhìn vô đó để có thể chỉnh sửa cơ thể cũng như suy nghĩ cho tốt hơn, để mình sẵn sàng chinh phục cái tiếp theo sau khi vượt qua những thất bại đó.

Duy Nhất: Lời chia sẻ của tôi là các bạn hãy yêu thích một điều gì đó. Hãy thử sức bản thân mình và đam mê nó. Hãy theo đuổi đến một lúc nào đó tự động những đam mê, những yêu thích, những cái mình theo đuổi nó tự động quay lại yêu thích các bạn.