Văn hóa - Nghệ thuật

Những tác phẩm nghệ thuật số được bán đắt tiền nhất trong năm 2021

Năm qua khi xu hướng NFT bùng nổ, các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số NFT cũng được bán đấu giá đắt nhất.

Share
this:

Tác phẩm Everydays: The First 5000 Days (Mỗi ngày: 5000 ngày đầu tiên), một tác phẩm nghệ thuật số, cùng với các bức tranh nổi tiếng của Picasso, Rothko, Van Gogh và Monet, là những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất được bán trong phiên đấu giá năm 2021, một năm khi cơn sốt NFTs (token mã hóa) thu hút chú ý và nổi lên như một trong những xu hướng công nghệ nóng nhất.

Everydays: The First 5000 Days do nghệ sĩ 41 tuổi, Mike Winkelmann – hay còn được biết đến với nghệ danh Beeple – thực hiện. Tác phẩm kỹ thuật số trên đã được bán dưới dạng NFT với giá 69,3 triệu USD, trở thành tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số bán đấu giá đắt nhất.

Christie’s – nhà đấu giá bán tác phẩm nghệ thuật của Beeple – thông báo gần cuối tháng trước đã bán được các tác phẩm kỹ thuật số NFT trị giá 150 triệu USD trong năm 2021.

Doanh nhân blockchain Vignesh Sundaresan, nghệ danh MetaKovan, đang trình diễn tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số NFT “”Everydays: The First 5,000 Days” của nghệ sĩ Beeple ở quê nhà Singapore. Ảnh: AFP VIA GETTY IMAGES/FORBES
 

Nói một cách dễ hiểu, NFT là một loại mã thông báo kỹ thuật số duy nhất hoặc không thể sao chép được đăng ký trên một chuỗi khối (blockchain) – cùng một công nghệ phi tập trung được sử dụng bởi tiền mã hóa – có thể được sử dụng làm hồ sơ hoặc xác thực quyền sở hữu tài sản cả trong thế giới kỹ thuật số và thế giới thật.

Điều này có nghĩa là tất cả mọi người từ những người nổi tiếng, Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ NBA, dòng truyện tranh siêu anh hùng Marvel Comics và thậm chí cả các nhà sản xuất game video cũng tận dụng xu thế NFT sau khi xu hướng quan tâm về các mặt hàng sưu tập kỹ thuật số tăng lên.

Theo dữ liệu của Google Trends, số lượng tìm kiếm cụm từ “NFT” đã tăng đột biến hồi tháng 3 và tháng 4 trước khi đạt mức kỷ lục trong tháng 8 và có thể nhìn thấy xu hướng tương tự trong tìm kiếm cụm từ “cách mua NFT”.

Tổng doanh số bán NFT trong năm qua đạt 23 tỉ USD, theo dữ liệu của công ty DappRadar. Để so sánh, tổng doanh số NFT trong năm 2020 đạt chưa đến 100 triệu USD. NFT đã được từ điển tiếng anh Collin tuyên bố là “từ của năm” 2021 hồi tháng trước vì dẫn đầu danh sách tìm kiếm, vượt xa từ “tiền mã hóa – crypto” và “lạc hậu – cheugy”.

Các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện dưới dạng NFT — như những tác phẩm do Beeple tạo ra — chiếm phần lớn các tiêu đề trong đầu năm 2021. Phần lớn nhiều người quan tâm đến NFT là do nhu cầu sưu tầm kỹ thuật số tăng. Tương tự như các dự án thẻ giao dịch bóng chày hoặc Pokemon hiếm như Cryptopunks (10.000 ký tự sưu tập “độc nhất vô nhị” được lưu trữ trên blockchain Ethereum và có bằng chứng về quyền sở hữu) cung cấp hàng nghìn bộ sưu tập kỹ thuật số độc đáo với các mức độ “hiếm” khác nhau. Chẳng hạn như, bộ sưu tập 10.000 hình đại diện dưới dạng NFT của Câu lạc bộ du thuyền Bored Ape được nhiều người trên mạng chú ý đến.

Chủ sở hữu của những avatar hoạt hình vượn người này, có giá tối thiểu là 210.000 USD, bao gồm những người nổi tiếng như Post Malone, Steph Curry, Jimmy Fallon và DJ Khaled. Chủ sở hữu tài sản kỹ thuật số đắt tiền đã nhận được lời mời độc quyền đến gặp mặt ở California, New York, Hong Kong và một số nơi khác. Những cuộc gặp gỡ này bao gồm một bữa tiệc trên du thuyền thực tế ở New York và một buổi hòa nhạc có sự góp mặt của ban nhạc được yêu thích Chris Rock, Aziz Ansari và The Strokes.

Khi NFT trở nên phổ biến trong năm qua, NFT cũng trở thành tâm điểm của một số cuộc tranh luận bao gồm cáo buộc ăn cắp tác phẩm nghệ thuật và tác động môi trường tiềm ẩn. Phần lớn các NFT dựa vào chuỗi khối Ethereum sử dụng thuật toán đồng thuận“bằng chứng công việc” để lưu trữ hồ sơ về các giao dịch NFT thông qua một quá trình được gọi là khai thác.

Những người ủng hộ môi trường cảnh báo rằng hoạt động khai thác dựa vào mạng lưới máy tính phi tập trung trên khắp thế giới tiêu thụ lượng năng lượng đáng kể có thể dẫn đến sự gia tăng lượng khí thải carbon. Một cuộc tranh luận khác về công nghệ liên quan đến việc đánh cắp tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số mà trong đó những người sáng tạo nên tác phẩm đó không bị quy tội. Một số họa sĩ minh họa và nghệ sĩ lưu trữ nội dung trực tuyến phàn nàn tác phẩm của họ đang được chuyển thành NFT mà chưa được họ đồng ý hoặc không có thẩm quyền nào trong quá trình chuyển đổi.

Biên dịch: Gia Nhi

Xem thêm:
Xu hướng: NFT cùng “vũ trụ ảo” metaverse thay đổi ngành kinh doanh thời trang
Công nghệ NFT cho lưu trú khách sạn và dịch vụ du lịch để nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới
Animoca Brands hợp tác với giới giải trí Hàn Quốc tạo nên bộ sưu tập NFT
HUMAN ONE, tác phẩm nghệ thuật NFT của Beeple bán 28,9 triệu USD