Doanh nghiệp

Chủ sở hữu Coach sẽ mua lại Michael Kors, Jimmy Choo và Versace, nhưng sẽ khó tạo ra một LVMH hay Kering tiếp theo

Wall Street Journal đưa tin Tapestry, chủ sở hữu của các thương hiệu Coach, Kate Spade và Stuart Weitzman, đang đàm phán để tiếp quản Capri Holdings, chủ sở hữu của những thương hiệu Michael Kors, Versace và Jimmy Choo.

Share
this:

Đây sẽ là một trong những thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử ngành thời trang. Các doanh nghiệp sẽ hợp nhất tạo thành một công ty có giá trị tài sản ròng gần 15 tỉ USD và lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) hơn 2,5 tỉ USD dựa theo giá trị hiện hữu.

Thỏa thuận này có ý nghĩa thế nào? Theo lý thuyết, thật thông minh và hiệu quả cao nếu sở hữu ba thương hiệu lớn thì càng thông minh và hiệu quả hơn khi sở hữu sáu thương hiệu trở lên. Ngoài ra, những tập đoàn hàng xa xỉ khổng lồ ở châu Âu như Kering và LVMH sở hữu các thương hiệu cao cấp trong nhiều năm nên thương hiệu của Hoa Kỳ cần phải tạo thành một tập đoàn lớn để cạnh tranh.

Thương hiệu Michael Kors và Versace có thể sớm có chủ mới. Ảnh: Getty/ Forbes

Điều này có thể không đơn giản như vậy vì hai lý do:

Sự khác biệt giữa các thương hiệu này với LVMH, Kering

Đầu tiên, có sự khác biệt giữa những tập đoàn hàng xa xỉ khổng lồ ở châu Âu như LVMH và Kering với hai công ty khổng lồ ở Hoa Kỳ này. Các công ty của Hoa Kỳ thích nghĩ rằng thương hiệu của họ cao cấp như những thương hiệu của châu Âu nhưng người tiêu dùng không nghĩ như vậy.

Nhiều thương hiệu của Hoa Kỳ, đặc biệt là Michael Kors, tăng trưởng nhờ tạo ra sản phẩm giá thấp hơn và mở rộng tới những đối tượng mới không đủ khả năng mua sản phẩm giá cao nhất của họ.

Còn các thương hiệu của châu Âu không làm điều đó. Họ duy trì mức giá và vẫn khiến người tiêu dùng khao khát hơn so với những thương hiệu của Hoa Kỳ. Điều đó giúp họ tránh được áp lực lợi nhuận cũng như không mất dần giá trị thương hiệu.  

Ngoài ra, cách những thương hiệu của Hoa Kỳ dùng để tăng trưởng không chắc sẽ giúp họ duy trì vị thế trên thị trường khi phát triển. Thế giới có rất nhiều thương hiệu mà trước đây từng bán chiếc túi xách với giá hàng ngàn đô la Mỹ và hiện không còn trên thị trường.

Lịch sử

Thứ hai là về lịch sử phát triển của những thương hiệu trên. Hai công ty từng chiếm vị trí lớn trên những tầng trong cửa hàng bách hóa với nhiều thương hiệu thời trang như Jones New York và Liz Claiborne. Theo lý thuyết, cả hai công ty đã mua nhiều thương hiệu khác để kiếm lợi nhuận cao hơn và mạnh thêm khi đàm phán với khách hàng bán lẻ. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lí do, các thương hiệu họ sở hữu hoạt động không hiệu quả nên cuối cùng chúng bị bán hoặc đóng cửa.

Điều gì sẽ xảy ra khi Tapestry sáp nhập với Capri và tất cả những thương hiệu cao cấp đó thuộc cùng một công ty? Liệu họ có thể xây dựng tất cả các thương hiệu như LVMH và Kering đang làm? Hay họ sẽ bán lại cho các công ty khác giống như Liz Claiborne và Jones New York? Thỏa thuận hợp nhất của hai công ty khổng lồ này nếu đàm phán thành công thì sẽ mất vài tháng để hoàn tất thương vụ.

Từ trước đến nay, các thương hiệu thời trang của Hoa Kỳ không đạt nhiều thành công trong tăng trưởng sau khi sáp nhập. Thương vụ này cũng giống như những lần hợp nhất trước đây giữa những thương hiệu của Hoa Kỳ. Thời gian sẽ cho biết liệu họ tăng trưởng được hay không sau khi trở thành 1 công ty sở hữu 6 thương hiệu.

Biên dịch: Gia Nhi

———————-

Xem thêm:

Gucci đẩy mức tăng trưởng doanh thu của Kering lên 35,2%
LVMH đạt giá trị thị trường gần bằng Tesla
LVMH mua lại công ty chế tác trang sức của Pháp để đẩy mạnh năng lực cho Tiffany & Co.