Ngân hàng Thế giới cảnh báo nền kinh tế toàn cầu ngày càng có nguy cơ rơi vào suy thoái khi lãi suất tăng đe dọa thổi bay 4 ngàn tỉ USD.
Trước cuộc họp giữa những người đứng đầu ngành tài chính toàn cầu, các nhà lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo kinh tế thế giới ngày càng có nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm tới khi nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới nỗ lực chống lại lạm phát cao – nêu bật những khó khăn các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt để chống lại tình trạng giá cả tăng vọt mà không khiến thế giới rơi vào tình trạng suy thoái.
Tại cuộc họp thường niên với IMF trong ngày 10.10, chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết “nguy cơ và hiểm họa thực sự” liên quan đến suy thoái kinh tế thế giới trong năm tới” trở thành mối quan tâm hàng đầu khi các nền kinh tế tiên tiến bắt đầu tăng trưởng chậm lại ở châu Âu và các đồng tiền toàn cầu gặp khó khăn (so với đồng đô la) cùng với lãi suất tăng tạo sức ép quá lớn lên những thị trường đang phát triển chìm sâu trong nợ.
Do những khó khăn của nền kinh tế, IMF ước tính 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến ít nhất hai quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm nay cũng như năm sau, thổi bay 4 ngàn tỉ USD, tương đương GDP của Đức và so với GDP toàn cầu 96 ngàn tỉ USD trong năm ngoái, giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết.
Malpass nhấn mạnh cần đẩy nhanh động thái tăng lãi suất lên mức cao nhất từ trước đến giờ để giúp kiềm chế lạm phát nhằm giảm mức tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, ông cũng phê bình do chính phủ tăng chi tiêu trong đại dịch nên làm cho giá cả biến động.
“Không thể trợ cấp cho tất cả mọi người vì khi đó đất nước sẽ không còn tiền,” ông cho biết, đồng thời đề xuất các chính phủ nên áp đặt nghiêm ngặt hơn mức giới hạn vay để giúp hạn chế rủi ro khi khoản vay tăng cao.
Ông cũng đề nghị thêm các nền kinh tế nên “nỗ lực chung” đưa ra chính sách giảm bớt những luật lệ ràng buộc trong chuỗi cung ứng (vốn góp phần gây ra lạm phát toàn cầu) cũng như giúp thúc đẩy sản xuất đồng thời sẽ hỗ trợ các thị trường đang bị tác động mạnh mẽ do dự báo lạm phát.
Hội nghị thượng đỉnh quy tụ các bộ trưởng tài chính cùng với thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm G20 bắt đầu vào ngày 12.10 và diễn ra sau một tuần Liên hợp quốc kêu gọi các nền kinh tế tiên tiến dừng tăng lãi suất. “Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà rơi vào suy thoái cũng như tình trạng trì trệ kéo dài trừ khi các nền kinh tế tiên tiến nhanh chóng thay đổi chính sách thắt chặt tiền tệ lẫn tài khóa hiện tại,” Liên Hợp Quốc cảnh báo trong tuần trước, đồng thời cho biết thêm “các nước đang phát triển gánh chịu rủi ro vỡ nợ cao nhất.”
Tuy nhiên, Fed vẫn tăng lãi suất để chống lạm phát – ngay cả khi động thái này có nguy cơ làm cho suy thoái xảy ra.
“Lạm phát không tốt, nhưng chúng ta sẽ sống được,” Georgieva cho biết trong ngày 10.10. “Thật tệ hơn khi kinh tế suy thoái, tác động kinh khủng đến mọi người, đặc biệt người nghèo, nhưng chúng ta vẫn có thể vượt qua tình trạng đó.”
Một nghiên cứu gần đây ước tính Mỹ tăng lãi suất thêm một điểm phần trăm sẽ làm giảm GDP thực tế ở các nền kinh tế tiên tiến khoảng 0,5% và khoảng 0,8% ở các nền kinh tế mới nổi sau ba năm. Fed tăng lãi suất thêm 3 điểm phần trăm trong năm nay.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Triển vọng kinh tế 2023 kém lạc quan dù GDP 2022 vẫn tăng đột biến
Lựa chọn ra sao khi nền kinh tế toàn cầu đang trước “ngã ba đường”?
“Zero-Covid” của Trung Quốc tác động lên kinh tế thế giới thế nào?
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 về 5,3%
3 tuần trước
Lạm phát của Nhật tiếp tục thấp trong tháng 101 năm trước
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 20233 năm trước
Khát vọng trăm năm của Việt Nam