Xu hướng

Công thức tương đồng giữa thể thao và thị trường tự do

1 năm trước
Rich Karlgaard

Để phát triển mạnh mẽ, các công ty và các quốc gia phải trở thành thị trường phát hiện nhân tài.

Share
this:

Tháng trước, tôi đi xem giải vô địch Điền kinh thế giới. Người Mỹ yêu bóng bầu dục và bóng rổ, nhưng tôi lại có niềm yêu thích đặc biệt đối với điền kinh và các môn thể thao Olympic. Ở cấp độ vô địch thế giới, những môn thể thao này là lễ hội của phấn khích, cảm hứng và niềm tự hào dân tộc lành mạnh.

Điều được thể hiện ra là tài năng của cá nhân và đồng đội, tham vọng, nỗ lực hăng say, sự tập trung và bên cạnh đó là một phần không nhỏ của cái tôi – những đặc tính của con người làm nên thành công xuất sắc.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao thị trường tự do hoạt động tốt hơn các thị trường khác? Hãy nghiên cứu các môn thể thao như điền kinh để tìm ra câu trả lời. Các vận động viên luyện tập chuyên sâu ở các môn thể thao sở trường của mình. Đó là điều tuyệt vời.

Vận động viên người Ethiopia Tamirat Tola, nặng 59kg, giành chiến thắng trong cuộc đua marathon nam 26,2 dặm (42,2km) trong thời gian 2 giờ 5 phút và 36 giây. Điều đáng lưu ý là huy chương vàng marathon của Tola nặng bằng huy chương vàng của môn bắn súng mà Ryan Crouser giành được. Anh chàng người Mỹ to lớn nặng 145kg, gấp 2,5 Tamirat Tola.

Rich Karlgaard là biên tập viên tại Forbes. Ông đồng thời là tác giả và nhà tương lai học.

Các môn điền kinh và Olympic truyền cảm hứng cho chúng ta bởi vì chúng thể hiện nhiều loại hình cơ thể và tài năng của con người. Những vận động viên nhảy cao thường cao và gầy, trong khi những vận động viên chạy nước rút có cơ bắp và gầy, cấu tạo cơ thể phù hợp để bứt phá.

Những vận động viên chạy vượt rào được ví như vũ công ba lê. Vận động viên bơi lội có vai rộng và thân dài. Nữ vận động viên thể dục dụng cụ hiếm khi cao quá 1,5m. Những vận động viên trượt tuyết xuống dốc ngầu như các phi hành gia, giữ bình tĩnh trước những khoảnh khắc nguy hiểm chết người, tương tự những vận động viên nhảy sào. Những vận động viên chạy đường dài, bơi lội và đi xe đạp là những người theo chủ nghĩa khắc kỷ.

Vì sao chủ nghĩa tư bản có hiệu quả? Thay vì nghĩ về thể thao, chúng ta hãy chuyển sang cuốn sách nổi tiếng của Adam Smith, The Wealth of Nations. Smith nhấn mạnh rằng xã hội thịnh vượng khi các cá nhân được tự do đem tài năng của mình ra thị trường và trao đổi phần việc của mình với công việc của người khác.

Vì vậy, một nhà sản xuất giày da tài năng có thể tận lực làm ra sản phẩm giày xuất sắc và không phải lo lắng về việc chế tạo thủy tinh cho cửa sổ của cửa hàng mình, vì đó là công việc thủ công của người thợ thủy tinh. Trong thị trường tự do, một cộng một lớn hơn hai.

Tương tự, ngày nay, các quốc gia sẽ thịnh vượng khi người dân và công ty của quốc gia đó được tự do phát triển năng lực xuất sắc phù hợp với chính mình. Không nên đánh giá giá trị con người ngoài phạm vi tài năng thiên bẩm của họ, ví dụ như một cô gái tuổi vị thành niên nhút nhát có năng khiếu toán học không nên bị đánh giá trong bộ môn quyền cước. Vận động viên chạy marathon Tamirat Tola sẽ rất tầm thường nếu được đo lường về kỹ năng bơi ngửa hoặc năng lực ném đĩa.

Phân công lao động – phân bổ tài năng và năng lực – là điều cần thiết cho các xã hội giàu tính phát minh, tăng trưởng và hưng thịnh. Tuy nhiên, cho dù lý thuyết của Adam Smith đã được chứng minh là đúng, các chính trị gia và các nhà lãnh đạo công ty vẫn thường xuyên bị bối rối khi thực hiện ý tưởng này.

Công việc của họ rất đơn giản: Phân bổ vốn, công nghệ và con người để tạo ra các sản phẩm có lợi nhuận, những khách hàng hài lòng muốn mua nhiều hơn, nhân viên được truyền cảm hứng và không ngừng học hỏi, và cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau.

Nguồn vốn có thể thay thế được. Công nghệ là phổ quát. Điều đó tạo nên những con người khác biệt, có người thành công, người tầm thường và kẻ thất bại. Mọi người sẽ luôn là những thực thể khác biệt.

Ít ai hiểu điều này hơn lãnh tụ vĩ đại của Singapore, Lý Quang Diệu. Ông coi Singapore là nơi tập hợp những nhân tài, cả trong khu vực và trên toàn thế giới, tự do phát triển năng lực cá nhân xuất sắc dưới chế độ pháp quyền, được giáo dục đầy đủ và không bị tham nhũng cản trở.

Phép màu của Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai được thúc đẩy nhờ những anh hùng kinh doanh đặc biệt đã học tập được các phương pháp hay nhất của thế giới (ví dụ: việc Toyota áp dụng tiêu chuẩn chất lượng Six Sigma.) Hàn Quốc cũng đã phát triển thành một nơi sản xuất ô tô, điện tử và nhạc pop đẳng cấp thế giới.

Để phát triển mạnh mẽ, các công ty và các quốc gia phải trở thành thị trường phát hiện nhân tài. Có lẽ họ có thể lấy cảm hứng từ điền kinh hoặc Thế vận hội, nơi nhiều người giỏi được khám phá tài năng và theo đuổi việc thể hiện năng lực cá nhân xuất sắc của họ.