Trải nghiệm luxury

TAG Heuer cho phép chủ sở hữu hiển thị NFT trên mặt đồng hồ

1 năm trước
Tác giả Alex Levin

Share
this:

Thương hiệu đồng hồ lừng danh TAG Heuer đã tung ra bản cập nhật cho phép chủ sở hữu hiển thị NFT trên mặt đồng hồ.

Thương hiệu TAG Heuer vừa làm nên lịch sử khi tận dụng kỹ thuật chế tác lâu đời để kết hợp hai nguyên lý cấu trúc với một bản nâng cấp phần mềm trên bộ sưu tập Connected Calibre E4. Vào tháng 6.2022, TAG Heuer thông báo về bản cập nhất mới, cho phép chủ sở hữu hiển thị trực tiếp tác phẩm nghệ thuật NFT trên đồng hồ đeo tay của mình.

TAG Heuer CONNECTED Calibre E4. Ảnh: TAG Heuer

Lens, phần mềm mới của TAG Heuer, cho phép bạn liên kết với các ví tiền mã hóa như Metamask và Ledger Live để hiển thị một hoặc một vài NFT trên chiếc đồng hồ được kết nối.

Lens hỗ trợ cả hai định dạng hình ảnh tĩnh và GIFs động lặp đi lặp lại vô hạn. NFT đã xác minh được hiển thị theo hình lục giác với những đám mây trôi lơ lửng xung quanh, cho phép chứng minh tính xác thực của NFT xuất hiện trên mặt đồng hồ, chỉ cần người bạn cho xem biết về tính năng này.

Vì đây vẫn là đồng hồ, nên mặt đồng hồ kèm theo “khái niệm thiết kế mới” giúp người đeo xem thời gian với ba kim đồng hồ và vòng tròn hiển thị giờ và phút.

NFT (token không thể thay thế) là loại tài sản ảo lưu trữ trên sổ cái kỹ thuật số được gọi là blockchain để xác thực quyền sở hữu, cùng loại công nghệ làm nền tảng cho tiền mã hóa. NFT có thể biến mọi thứ từ ảnh GIF của Michael Jordan thực hiện cú úp rổ từ vạch ném ba điểm thành tác phẩm nghệ thuật số.

NFT và công nghệ blockchain đều là điều phi thường cho cả nhà sáng tạo và nhà sưu tập nghệ thuật số.

Các nhà sáng tạo nay có thể chỉnh sửa lại tác phẩm như những họa sĩ truyền thống. Với việc chứng minh được tính xác thực, giá trị từ các tác phẩm nghệ thuật số có thể tăng lên và giúp chúng trở nên hấp dẫn với những nhà sưu tập.


Ví tiền mã hóa MetaMask. Ảnh: Sopa Images/Lightrocket Via Getty Images

Các nhà sưu tập kỹ thuật số có thể hiển thị trực tiếp tác phẩm nghệ thuật trên đồng hồ của họ.

Tuy đây là tính năng lần đầu xuất hiện, song ý tưởng về việc đeo một chiếc đồng hồ với hình ảnh theo nghệ thuật đại chúng (pop art) không phải điều xa lạ.

Vào năm 1933, hình ảnh nhân vật chuột Mickey đã được đặt trên bề mặt của những chiếc đồng hồ như Timex và Rolex. Dòng đồng hồ thông minh Apple Watch mang đến hàng chục cách tùy chỉnh mặt đồng hồ, mặc dù không hỗ trợ hiển thị NFT đã xác minh cho người dùng Mỹ.

TAG Heuer cũng không phải thương hiệu xa xỉ đầu tiên tích hợp công nghệ blockchain, vì Gucci, Louis Vuitton và vô số thương hiệu khác đã ra mắt NFT với những kết quả trái ngược. Tuy vậy, việc áp dụng công nghệ blockchain làm nền tảng cho các sản phẩm trong tương lai xếp TAG Heuer ngang hàng với những nhà sản xuất mang tư duy tiên phong.

Fendi đã hợp tác với Ledger cho phụ kiện ví tiền mã hóa, Samsung ra mắt công nghệ tích hợp sàn giao dịch NFT và ngày càng nhiều thương hiệu sang trọng, bao gồm cả chính TAG Heuer và công ty mẹ LVMH đã chấp nhận tiền mã hóa.

Từ năm 1933, hãng Walt Disney đã đưa hình ảnh chuột Mickey vào bề mặt đồng hồ. Ảnh: Getty Images

Việc ra mắt này là bước tiến hợp lý cho thương hiệu đồng hồ cổ điển có lịch sử 162 năm. Thành lập vào năm 1860, TAG Heuer đã luôn là cái tên đi đầu lĩnh vực đồng hồ, khi phát minh ra những loại công nghệ mang tính cách mạng bao gồm Mikrograph, chiếc đồng hồ cơ bấm giờ đầu tiên có thể đo được 1/100 giây, đồng hồ tự động đầu tiên có chức năng chronograph (ghi thời gian) và đồng hồ thông minh xa xỉ đầu tiên. Vào năm 1962, phi hành gia John Gleen đã đeo đồng hồ Heuer trong chuyến du hành quanh quỹ đạo trái đất đầu tiên của ông.

Mặt khác, đây là điều khác lạ. Công ty tập trung phần lớn các sáng kiến vào độ chính xác và hiệu quả, biến chúng những mẫu đồng hồ được các phi công, thợ lặn và người tiêu dùng khác đặt nặng sự chuẩn xác yêu thích.

Ngoài việc cho thấy điểm đặc trưng của chủ sở hữu, không còn lý do nào khác để hiển thị hình ảnh GIF trôi lơ lửng xác minh quyền sở hữu trên đồng hồ. Nhưng công bằng mà nói, nhiều sáng kiến trong kỹ thuật đo thời khắc, bao gồm cải tiến đồng hồ đeo tay, được xem là điều phù phiếm.

Những mẫu đồng hồ đeo tay đầu tiên được xem như món đồ trang sức và chủ yếu thuộc được nữ giới sử dụng.

Apple Watch, thiết bị thông minh mới của Apple khi Tim Cook trở thành CEO ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2015. Ảnh: © 2015 Bloomberg Finance Lp

Tính thực dụng không thực sự là điểm chú ý cho những người yêu thích NFT. Trong khi những công ty như Atomic Form và Infinite Objects đang nỗ lực tích hợp NFT vào cách chúng ta chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống, các thương hiệu khác đưa nghệ thuật kết hợp với NFT vào đời sống thường nhật của chúng ta.

Ví dụ như người dùng tài khoản premium trên Twitter có thể dùng NFT đã xác minh làm ảnh đại diện và mọi người tương tác với tác phẩm nghệ thuật NFT qua trò chơi điện tử.

Số khác dùng NFT làm màn hình chờ của máy tính và TV thông minh, có công năng như tác phẩm trưng bày cho đến khi bật thiết bị lên. Có nghĩa là ta thường hay chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đầy choáng ngợp giống như cách ta nhìn màn hình chờ “Máy nướng bánh mì bay” (Flying Toasters) nổi tiếng vào đầu những năm 90.


Chi tiết trên bề mặt đồng hồ TAG Heuer Carrera. Ảnh: TAG Heuer

Hướng tiếp cận với nghệ thuật và tiền tệ mang tính đổi mới này đang hình thành nên điểm nổi bật của lĩnh vực tiền mã hóa. Có lẽ đó là hiển thị nhân vật ảo punk theo đồ họa 8-bit có giá trị hơn 170.000 USD (nhưng đó chỉ vì thị trường cho phép) trên đồng hồ được chế tác từ một trong những thương hiệu đồng hồ cổ điển danh tiếng nhất trên thị trường và thể hiện một cách hoàn mỹ.

Mẫu đồng hồ dành cho nữ. Ảnh: Getty Images

Chủ sở hữu đồng hồ Tag Heuer Connected Calibre E4 có thể sử dụng tính năng này thông qua bản cập nhật miễn phí trên cửa hàng ứng dụng App Store (bản cập nhập trên hệ điều hành Android sẽ sớm ra mắt).

Màn hình chờ “Máy nướng bánh mì bay” (Flying Toasters) được Berkeley Systems tạo ra vào năm 1989. Ảnh: After Dark 2.0

Biên dịch: Minh Tuấn