Pfizer sẽ phân phối thuốc điều trị cũng như vaccine tới 1,2 tỉ người dân tại các quốc gia thu nhập thấp trên thế giới theo hình thức phi lợi nhuận.
Hôm 17.1, hãng dược phẩm Mỹ Pfizer thông báo sẽ cung cấp toàn bộ thuốc điều trị và vaccine hiện nay trên cơ sở phi lợi nhuận cho các quốc gia thu nhập thấp trên toàn thế giới. Quyết định này nhằm mở rộng kế hoạch trước đó của Pfizer, khi ngành dược phẩm đang phải đối mặt với thách thức mới trong bối cảnh giá thuốc tăng cao và lợi nhuận lớn.
Theo đó, Pfizer cho biết sẽ dành toàn bộ thuốc điều trị và vaccine hiện nay cho 45 quốc gia thu nhập thấp trên toàn thế giới theo hình thức phi lợi nhuận.
Được Pfizer đưa ra tại phiên họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, quyết định trên sẽ tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm của hãng dược phẩm này tới 1,2 tỉ người dân sinh sống tại các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, gồm Afghanistan, Haiti, Triều Tiên, Rwanda, Uganda, Senegal, Eritrea và Cambodia.
Theo Pfizer, quyết định trên cũng sẽ bao gồm các loại thuốc có và không có bằng sáng chế của hãng dược này trên toàn thế giới, chẳng hạn như thuốc hóa trị và thuốc điều trị ung thư lưỡi, mỗi năm có thể điều trị cho gần 1 triệu ca mắc bệnh ung thư tại những nước thuộc diện hỗ trợ. Bên cạnh đó là nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau, với Pfizer cho biết sẽ giải bài toán về chi phí cũng như rủi ro liên quan đến kháng thuốc kháng sinh, giảm 1,5 triệu trường hợp tử vong do nhiễm trùng hằng năm tại các cơ sở bệnh viện và trung tâm chăm sóc y tế cộng đồng.
Pfizer cho biết sẽ bổ sung thuốc điều trị và vaccine mới trên cơ sở phi lợi nhuận.
Thông báo trên sẽ mở rộng quy mô của dự án “Hiệp định vì một thế giới khỏe mạnh hơn” do Pfizer triển khai trong năm 2022, cung cấp 23 loại thuốc đã được cấp bằng sáng chế, bao gồm thuốc kháng COVID-19 Paxlovid, vaccine và thuốc điều trị ung thư tốt nhất, theo hình thức phi lợi nhuận.
Việc này diễn ra trong bối cảnh thách thức của ngành dược phẩm, vốn vấp phải chỉ trích về giá thành sản phẩm và lợi nhuận, đặc biệt là chính Pfizer trong những năm gần đây. Là hãng dược hợp tác sản xuất một trong những vaccine phòng COVID-19 hàng đầu thế giới và một trong những thuốc kháng virus corona duy nhất có hiệu quả, Pfizer đã bị cáo buộc trục lợi từ đại dịch khi nâng giá thành sản phẩm vào thời điểm thế giới xảy ra tình trạng mất cân bằng về khả năng tiếp cận vaccine.
Việc cấp bằng sáng chế gây chia rẽ và giới hạn khả năng tiếp cận trong ngành dược phẩm, khi cho phép các chủ sở hữu sáng chế độc quyền sở hữu và đưa ra mức giá riêng biệt. Các hãng dược thường lấy lý do đây là thuốc điều trị và vaccine mới trên thị trường, với quá nhiều sản phẩm gặp lỗi trong quá trình phát triển, cho giá thành cao.
Giới quan sát chỉ ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận và chi phí nghiên cứu, chỉ trích các hãng dược thiếu minh bạch về số tiền thực sự bỏ ra để đưa sản phẩm ra thị trường, sử dụng nhiều vốn đầu tư công cho hoạt động R&D (Nghiên cứu và Phát triển), cũng như dành ra quá nhiều tiền cho việc chia lợi tức cổ đông và chi phí marketing.
Xem thêm: Pfizer đăng ký phê duyệt chính thức cho thuốc kháng COVID-19 Paxlovid
9 tháng trước
Thấy gì qua làn sóng M&A trong lĩnh vực y tế Việt Nam