Metaverse là xu hướng của thời đại mới, nhưng cũng kèo theo nhiều rủi ro về tài chính và sức khỏe tinh thần cần được kiểm soát chặt chẽ.
Để trở thành nơi sinh sống và kinh doanh, metaverse sẽ phải chịu sự kiểm soát từ thế giới thực trong việc bảo vệ người dùng khỏi các vấn đề bắt nạt, lừa đảo và tổn thất
Việc điều chỉnh cần có thời gian và rất khó để áp dụng trên quy mô toàn cầu. Tuy vậy, những nhà phát triển metaverse có thể chủ động tạo ra bộ quy tắc ứng xử riêng cho công nghệ này.
Việc hiểu biết về khoa học-viễn tưởng đã thu hút tôi đến với ý tưởng về đặt chân vào thế giới ảo mang tính tương lai, nơi chúng ta có thể trải nghiệm thực tại mới.
Tuy vậy, khi metaverse trở thành hiện thực, tinh thần trách nhiệm của bản thân khiến cho tôi không khỏi băn khoăn về mối nguy với cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp.
Nếu metaverse thực sự có thể phát triển, các cơ quan quản lý và “kiến trúc sư” tạo ra những không gian ảo này nên bắt tay vào làm việc để đảm bảo an toàn cho nhóm người dùng.
Rủi ro về giao dịch trong metaverse
Cần có thời gian để việc điều chỉnh bắt kịp với đổi mới công nghệ, đồng nghĩa với việc metaverse hiện nay không chịu sự giám sát. Đây là một trong những điều khiến tôi lo ngại.
Thứ nhất: Đơn vị tiền tệ chúng ta giao dịch trong thế giới ảo không phải là tiền thật theo truyền thống. Đó là tiền mã hóa hoặc đơn vị tiền tệ trong game như V-Bucks của Fornite.
Tuy có tài khoản hay ví điện tử để lưu trữ những loại tài sản này, song lại không được chính phủ bảo trợ khỏi vấn đề lừa đảo và tổn thất.
Thứ hai: Những gì chúng ta mua bán trong metaverse có ít giá trị hữu hình hơn thế giới thực. Giá trị từ NFT (token không thể thay thế) hay mảnh đất của bất động sản ảo không hoàn toàn đúng sự thật, và không thể hoàn trả hay không có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng khác.
Còn nhiều rủi ro truyền thống như lừa đảo, khi chúng ta vẫn chưa nắm được hết toàn bộ những cách mà tội phạm không gian mạng có thể khai thác từ metaverse.
Dù bằng cách xâm nhập hay đánh cắp danh tính, ta đều biết rằng các thế giới ảo không tránh khỏi nguy hiểm từ những vấn đề của thế giới thực.
Hơn hết, tôi cũng sẽ nhấn mạnh vào những rủi ro đáng kể lên sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nếu metaverse có vẻ ngoài và mang lại cảm giác tương tự thế giới thực nhưng không bị ràng buộc bởi luật hình sự với những trải nghiệm quá khích hơn, sẽ có những nguy cơ nghiêm trọng về tổn thương và tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể giảm thiểu những nguy cơ này bằng việc điều chỉnh không?
Tính khả thi và thực tiễn từ việc điều chỉnh
Tôi không hoàn hoàn bị thuyết phục vào việc điều chỉnh chắc chắn xảy ra hoặc có thể thực hiện cho toàn bộ metaverse. Hiện đã có hơn 160 công ty hoạt động trong metaverse, với thêm nhiều công ty nữa xuất hiện.
Trên lý thuyết, bất kỳ đơn vị vận hành đều có thể hoạt động bên ngoài khuôn khổ pháp lý.
Trừ khi việc điều chỉnh áp dụng trên quy mô toàn cầu, không thể ngăn cản các nhà đầu tư hoạt động ở nước ngoài tham gia vào metaverse và mọi người truy cập từ thế giới ảo khác.
Một vài thế giới ảo hoàn toàn có thể được điều chỉnh, có lẽ là tùy thuộc vào các quy định quan trọng về tính riêng tư hoặc khả năng giao dịch của tài sản, và số còn lại thì không. Sau cùng, khả năng xuất hiện của cả lợi nhuận và lừa đảo đều ngang nhau.
Có một số loại công nghệ, như giao dịch qua blockchain hay sổ cái phân tán không thể bị làm giả dùng làm nền tảng cho metaverse đã giảm đi rủi ro giao dịch và nhu cầu về quy định tài chính.
Không chỉ khiến cho việc thay đổi dữ liệu giao dịch trở nên bất khả khi nếu không có ghi nhận, blockchain còn chia sẻ hồ sơ công khai của dữ liệu từ những người có liên quan.
Tuy vậy, bản chất của metaverse có vẻ như lại khác biệt với khả năng truy xuất nguồn gốc này. Nếu có thể trở thành bất kỳ ai theo ý muốn trong thế giới ảo, bạn sẽ không cần phải xác minh danh tính. Điều này hoàn toàn không phù hợp với việc điều chỉnh.
Ẩn danh tài khoản là một những điểm thu hút từ metaverse, khi không nhất thiết để che giấu đi những thành phần xấu, mà là cách bảo vệ tính riêng tư. 41% người dùng metaverse trên toàn thế giới lo lắng về vần đề riêng tư, còn 55% người dùng Internet tại Mỹ lo ngại về nguy cơ theo dõi và sử dụng sai mục đích dữ liệu cá nhân trong metaverse.
Thế giới ảo với dịch vụ tài chính thực
Để đưa bất kỳ quy định tài chính nào vào metaverse cần phải có sự liên kết mạnh mẽ giữa con người thực và nhân dạng ảo, cũng như tuân thủ chặt chẽ theo nhiều nguyên tắc tương tự để tạo sự an toàn cho mô hình tài chính từ thế giới thực.
Quy trình KYC (Know Your Customer – định danh khách hàng), luật thuế, phương pháp quản trị rủi ro và còn nhiều hình thức khác đều sẽ được đưa vào khi thực tại ảo phát triển.
Metaverse càng trở thành hiện thực, nhu cầu dành cho việc điều chỉnh sẽ càng nhiều hơn. Các loại tài sản phát triển trong metaverse có thể mang lại giá trị tương tự như thế giới thực và yêu cầu cùng cơ chế giám sát, bên cạnh khung quản trị. Sẽ có nhiều tổn thất và từ đó tăng cường thêm lớp bảo vệ.
3 bước tạo ra Bộ Quy tắc ứng xử cho metaverse
Mất vài năm để tiến hành điều chỉnh, nên chúng ta, những doanh nghiệp có trách nhiệm dù là chủ sở hữu, nhà đầu tư hay đơn vị quảng cáo trong metaverse, cần phải phát triển và thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản.
Thay đổi từ bên trong có thể đem lại sự tự do cần thiết cho metaverse và các công ty tham gia trong việc đem lại niềm vui, sự hào hứng và trải nghiệm đổi mới sáng tạo, đều trong giới hạn có thể chấp nhận từ xã hội và không có rủi ro cho người dùng.
Về mặt thương mại thuần túy, điều này sẽ thu hút các đơn vị quảng cáo và nhà đầu tư bằng khung quản lý rủi ro minh bạch, với mô hình ESG (Môi trường, xã hội và quản trị) mạnh mẽ và ít thiệt hại về danh tính.
Việc ban hành những nguyên tắc này sẽ có sự hợp tác, thử nghiệm và sai sót, nhưng có thể bao gồm:
1. Thiết lập tiêu chuẩn.
Các công ty danh tiếng nhất trong metaverse có thể cùng nhau thành lập hiệp hội doanh nghiệp riêng biệt và đặt ra các bộ Quy tắc ứng xử chuẩn mạnh.
Với ‘Metarules Compliance Officer’ (Tạm dịch: Cơ quan Tuân thủ Siêu nguyên tắc) giám sát các công ty, sẽ có 4 điều nên làm trong metaverse: i) Quy trình KYC yêu cầu người dùng xác thực danh tính thực, bao gồm đăng ký cho trẻ nhỏ để giảm thiểu các hành vi bắt nạt; ii) Không gian an toàn cho chăm sóc sức khỏe tinh thần và công cụ AI để giám sát hội chứng nghiện và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD); iii) Khả năng tham gia và thường xuyên xác nhận bạn cảm thấy thoải mái với mức độ của nội dung và iv) Duy trì dữ liệu về các thành phần xấu và danh tính thực trên toàn ngành.
2. Mô hình tốt nhất về tài chính
Sẽ có những quy trình được định hình kỹ càng trong việc quản lý rủi ro tài chính metaverse. Ví dụ, nên công bố phí giao dịch khi stablecoin chuyển vào hoặc rút khỏi metawallet (ví meta) và thế chấp từ thế giới thực được thông báo cho các khoản vay hoặc giao dịch.
Điều này sẽ hợp lý trong việc thuê bên thứ ba đáng tin cậy đảm nhận quy trình xác minh tài khoản và cung cấp bảo hiểm cho tổn thất tài chính cá nhân hay cả bên thứ ba chịu thiệt hại.
Những công nghệ làm nền tảng cho mô hình tài chính của thế giới thực sẽ là yếu tố quan trong nhằm hỗ trợ cho các quá trình này trong metaverse, bên cạnh việc cung cấp chức năng cho tài chính nhúng (embedded finance), chứng khoán hóa, tạo ra nguồn thu và đánh thuế.
Nhằm cung cấp những tính năng này, không gian ảo được điều chỉnh sẽ cần đền quyền kết nối, APIs (Giao diện lập trình ứng dụng) và trải nghiệm người dùng mượt mà.
3. Mang đến lựa chọn chắc chắn cho người tiêu dùng
Các cơ quan quản lý có thể đánh giá chất lượng cho thấy thế giới ảo đang tự điều chỉnh, thực hiện theo quá trình đăng ký tiêu chuẩn và mang đến không gian an toàn để tham gia.
Từ đó sẽ phụ thuộc vào người dùng trong metaverse muốn duy trì hoạt động trong khu vực được cấp phép hay mạo hiểm tham gia vào không gian chưa qua điều chỉnh. Sẽ rất khó để áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn quản lý nào, khi thế giới ảo không có sự hiện diện từ các doanh nghiệp ở thế giới thực.
Quan trọng hơn là các cá nhân, phụ huynh hoặc người giám hộ nên chú ý đến các biện pháp bảo vệ và cảnh giác về những gì có thể xảy ra khi họ vắng mặt. Tôi có thể đề cử các dịch vụ phúc lợi xã hội có chuyên môn (trong metaverse hay thế giới thực) để hỗ trợ giải quyết những hậu quả nằm ngoài kiểm soát.
Với sự kiểm soát từ bên ngoài, yếu tố quan trọng để tự điều chỉnh sẽ nằm ở cải thiện tính minh bạch, mức độ tin cậy và trách nhiệm được hỗ trợ từ quy trình tốt nhất.
Gần như chắc chắn là cơn khủng hoảng sẽ diễn ra và chúng ta sẽ học hỏi từ điều đó. Cách chúng ta, từ khắp cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng hưởng ứng sẽ định hình tương lai của metaverse trở thành nơi hỗ trợ lẫn nhau và nâng cao đời sống ngoài đời thực.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/lieu-chung-ta-co-the-quan-ly-hoan-toan-metaverse)
2 tháng trước
2 năm trước
Ngân hàng Sumitomo Mitsui tham gia lĩnh vực NFT