Magazine

Forbes Việt Nam số 99: Đổi mới chuỗi cung ứng

01/11/2021

Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế rất cao trên thế giới khi quy mô xuất, nhập khẩu hàng hóa mỗi năm gấp đôi tổng giá trị GDP. Bất chấp diễn biến của đại dịch COVID-19, chín tháng đầu năm 2021 xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 240 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8%.

Share with

Chín tháng đầu năm 2021, Việt Nam có 31 ngành hàng xuất khẩu giá trị vượt một tỉ đô la Mỹ, trong đó có sáu ngành hàng kim ngạch xuất khẩu vượt 10 tỉ đô la Mỹ. Nhìn từ bên ngoài trên bản đồ xuất khẩu thế giới, Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị và sản xuất nhiều lĩnh vực: điện thoại – điện tử, dệt may – da giày, nông lâm thủy hải sản…

Nhưng nếu bóc tách sâu hơn các con số tuyệt đối, chúng ta thấy nhiều thông tin đáng suy ngẫm khác. Các doanh nghiệp FDI chiếm 99,1% tỉ trọng xuất khẩu trong ngành điện thoại và linh kiện, 98% trong ngành máy tính – điện tử và linh kiện, 92,5% với lĩnh vực máy móc và phụ tùng. Ba lĩnh vực có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu, miếng bánh hầu như các doanh nghiệp FDI nắm giữ hoàn toàn, rất ít doanh nghiệp nội địa đủ sức chen chân vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực này.

Với dệt may, ngành xuất khẩu chủ lực khác, kim ngạch xuất khẩu chín tháng đầu năm nay đạt 29 tỉ đô la Mỹ. Nhưng riêng vải nguyên liệu dùng cho sản xuất đã nhập khẩu 11 tỉ đô la Mỹ, trong đó gần 60% có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Tương tự, với sắt thép, Việt Nam xuất khẩu 8,4 tỉ đô la Mỹ trong chín tháng, một kỷ lục nhưng nhập nguyên liệu để sản xuất thép tới 11 tỉ đô la Mỹ. Nếu nhìn từ bên trong, những con số này cho thấy trong chuỗi sản xuất toàn cầu Việt Nam giống một công xưởng gia công của thế giới hơn là đủ năng lực chen chân vào chuỗi sản xuất và cung ứng có hàm lượng chất xám và giá trị cao.

Sự đứt gãy và gián đoạn chuỗi cung ứng với nhiều ngành sản xuất trong đại dịch COVID-19 phơi bày một số điểm yếu của nền kinh tế của Việt Nam. Khi số báo này đến tay độc giả, khu vực phía Nam đã chuyển từ giai đoạn ứng phó khủng hoảng sang giai đoạn phục hồi sản xuất. Câu hỏi quan trọng dành cho doanh nghiệp Việt Nam lúc này là làm thế nào để có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi cung ứng và sản xuất trước những khủng hoảng trong tương lai hay khi dịch bệnh có thể bùng phát trở lại? Forbes Việt Nam cho rằng đại dịch COVID-19 đã và đang làm  thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các doanh nghiệp thích ứng, uyển chuyển và cách tân trong bối cảnh mới.



Các nội dung nổi bật




Linh hoạt trong biến động


Bà Trương Thị Lệ Khanh, chủ tịch Vĩnh Hoàn có cách riêng để công ty duy trì sản xuất khi chuỗi sản xuất ngành thủy sản đứng trước nguy cơ đứt gãy vì làn sóng COVID-19 lần thứ tư.

Nhà xuất khẩu cá tra tên tuổi đang sở hữu bảy nhà máy chế biến tại vùng ĐBSCL với công suất một ngàn tấn cá mỗi ngày. Công ty sở hữu nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 130 ngàn tấn/năm. Chín tháng đầu năm, nhà xuất khẩu cá tra đạt kim ngạch xuất khẩu gần 275 triệu đô la Mỹ, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong dịch bệnh, chuỗi sản xuất ngành thủy sản có nguy cơ đứt gãy nhưng Vĩnh Hoàn có phương án sản xuất “ba tại chỗ” linh hoạt, sáng tạo. – Giang Thanh





Bệ đỡ tăng trưởng kinh tế

Đại dịch COVID-19 bùng phát làm đứt gãy chuỗi cung ứng và sản xuất tác động đến nhiều ngành và doanh nghiệp xuất khẩu. Dữ liệu xuất khẩu chín tháng đầu năm 2021 cho cái nhìn toàn cảnh hơn về các lĩnh vực và khả năng phục hồi ở giai đoạn kế tiếp.



ĐIỆN THOẠI, MÁY TÍNH & LINH KIỆN

$77,7 tỉ


DỆT MAY, DA GIÀY & TÚI XÁCH

$44,5 tỉ


THÉP

$8,43 tỉ


ĐỒ GỖ

$11,11 tỉ


THỦY SẢN

$6,19 tỉ


Biên tập: Giang Thanh;

Thực hiện: Linh Chi, Tuyết Ân, Minh Thiên & Giang Lê




Tìm đường vượt bão


Việt Nam, quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới rơi vào tâm bão COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng may mặc của thế giới.

Giữa năm nay các lãnh đạo cấp cao của Gap, New Balance, Nike, Under Armour, Adidas, ASICS và cả các nhà bán lẻ như Amazon đều lên tiếng kêu gọi chính quyền Mỹ đẩy mạnh cung cấp vaccine cho Việt Nam. Trong email mới nhất hồi tháng chín gửi lên tổng thống Joe Biden, hiệp hội Kinh doanh đồ thể thao của Mỹ (SFIA) đại diện cho hơn ngàn thương hiệu, nhà bán lẻ, nhà sản xuất đồ thể thao bày tỏ lo ngại nếu không có vaccine tiêm cho công nhân Việt Nam thì các nhà máy của họ khó thể trở lại sản xuất. Kết quả, các công ty thời trang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền. – Minh Thiên




Lao động thời gian khó


Các đơn hàng đang quay trở lại với các nhà máy tại Việt Nam. Lao động thiếu hụt? Việc phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp lại đang phụ thuộc vào những gì đã làm trước đó.

Khảo sát của ERC với công nhân cho thấy, mức hỗ trợ bằng tiền, từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng mỗi tháng trong giai đoạn ngừng việc không đủ để người lao động chi tiêu nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần và sự gắn kết rất lớn. Tương tự, việc người lao động ở lại quê ngắn hay dài rồi quay trở lại làm việc tại chính nhà máy hiện tại như mong muốn đã thể hiện (89%) sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, hỗ trợ của doanh nghiệp qua các hình thức như liên hệ, cập nhật tình hình, thu xếp phương tiện di chuyển, ưu tiên tiêm vaccine. – Minh Tâm




Người xây chuỗi cung lạnh


Ông Lương Quang Thi dẫn dắt ABA Cool trans trở thành công ty cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh tích hợp hàng đầu tại Việt Nam.

Sau 13 năm phát triển, ABA Cooltrans hiện sở hữu ba trung tâm phân phối tại Hà Nội và TP.HCM với tổng cộng khoảng 40 ngàn vị trí pallet, 262 xe tải lạnh, hơn 800 nhân viên, phục vụ cho hơn 150 khách hàng doanh nghiệp với những cái tên quen thuộc như Bách Hóa Xanh, Masan Meatlife, C.P Group, Big C, Mega Market, Golden Gate Restaurant Group, Vĩnh Hoàn… – Giang Lê





Danh sách Forbes




400 người giàu nhất nước Mỹ

400 người Mỹ giàu nhất chứng kiến tổng tài sản tăng 40% so với năm ngoái, lên 4,5 ngàn tỉ đô la Mỹ.


Những Người Giàu Nhất Philippines

Tài sản của những người giàu nhất Philippines phục hồi mạnh mẽ: tổng tài sản của 50 người trong danh sách tăng 30% lên 79 tỉ đô la Mỹ.


Best Under A Billion (BUB)

Bất chấp đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, danh sách thường niên Best Under A Billion (BUB) của năm nay cho thấy khả năng phục hồi của 200 công ty niêm yết vừa và nhỏ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với doanh thu dưới một tỉ đô la Mỹ.


Những Công Ty Khởi Nghiệp Tỉ Đô Tiếp Theo

25 ngôi sao tương lai – Năm thứ bảy liên tiếp, Forbes hợp tác với TrueBridge Capital Partners tìm kiếm 25 công ty khởi nghiệp của Hoa Kỳ có thể trở thành kỳ lân.



Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Forbes Việt Nam số 99

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/forbes-viet-nam-so-99-doi-moi-chuoi-cung-ung)


Warning: Illegal string offset 'target' in /home/forbesv/public_html/wp-content/themes/forbes-vn/sections/single/other_posts.php on line 37

Warning: Illegal string offset 'target' in /home/forbesv/public_html/wp-content/themes/forbes-vn/sections/single/other_posts.php on line 37

Warning: Illegal string offset 'target' in /home/forbesv/public_html/wp-content/themes/forbes-vn/sections/single/other_posts.php on line 37

Warning: Illegal string offset 'target' in /home/forbesv/public_html/wp-content/themes/forbes-vn/sections/single/other_posts.php on line 37