multi-media / Megastory

Forbes Việt Nam số 112: 100 công ty nộp thuế lớn nhất

Việt Nam không thể chậm trễ tìm hướng đi mới thu hút vốn FDI khi biện pháp ưu đãi đầu tư qua thuế suất không còn phù hợp.

Số báo tháng 12 của Forbes Việt Nam với chủ đề 100 công ty nộp thuế lớn nhất, với những câu chuyện kinh doanh về các doanh nghiệp FDI. Điều này có lý do khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế Việt Nam.

Số liệu thống kê chín tháng đầu năm 2022 cho thấy Việt Nam xuất khẩu 314 tỉ đô la Mỹ, trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm 74% tổng giá trị. Chúng ta có sáu ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỉ đô la Mỹ như điện thoại – điện tử, máy móc chế tạo, da giày – dệt may, đồ gỗ… thì tỉ trọng của khối doanh nghiệp FDI áp đảo từ 63%–99%.

Trong danh sách 100 công ty nộp thuế lớn nhất, xét theo cơ cấu nguồn vốn có 22 công ty nhà nước, 42 doanh nghiệp tư nhân (phần lớn địa ốc và ngân hàng), 8 liên doanh và 28 doanh nghiệp 100% đầu tư vốn nước ngoài. Danh sách là bức tranh thu nhỏ của cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

Forbes Việt Nam số 112: 100 công ty nộp thuế lớn nhất

NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT


100 công ty nộp thuế lớn nhất

Quy mô và hiệu quả của một doanh nghiệp có thể phản ánh qua nhiều lăng kính: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản, số lao động, thị phần, đóng thuế, tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu… Trong đó, số tiền nộp thuế cho thấy không chỉ về quy mô, hiệu quả mà cả nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

– Giang Thanh, Tuyết Ân, Trọng Nam, Tạ Hồng Phúc & Minh Tâm

Hương vị tình thân

Một trong những tập đoàn bánh kẹo nổi tiếng nhất xứ sở kim chi chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất quan trọng hàng đầu ASEAN với sản phẩm mũi nhọn ChocoPie.

“Dù là nhà đầu tư Hàn Quốc nhưng chúng tôi định hướng đây là công ty Việt Nam”

– Park Se Yeol – CEO Orion Food Vina

– Tạ Hồng Phúc

Nhành cây rẻ quạt

DKSH củng cố mạnh mẽ vị thế nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường số 1 tại Việt Nam trong đại dịch.

Là nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam ở bốn lĩnh vực: hàng tiêu dùng nhanh, chăm sóc sức khỏe, nguyên liệu hóa chất, kỹ thuật công nghệ, DKSH nắm giữ vị thế “ông lớn” không đối thủ tại Việt Nam.

– Minh Tâm


Vào hiệp đấu mới

Các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân thương hiệu Kotex và Huggies quen thuộc với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam từ thành thị đến nông thôn, từ trẻ em tới người trưởng thành, nhưng nhiều người trong số họ chưa từng nghe đến cái tên Kimberly Clark.

“Sự sáng tạo và phát minh là một phần quan trọng trong DNA của chúng tôi, trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, phần còn lại là tinh thần phục vụ, hướng đến sự tiện dụng của người tiêu dùng”.

– Ông Nitish Gupta, tổng giám đốc Kimberly Clark Việt Nam

– Trọng Nam

Bức phá bán lẻ

Shinhan Bank Việt Nam tăng tốc nhờ chiến lược “ngân hàng thân thiện” hướng vào tập khách hàng cá nhân.

Ông Kang GewWon thừa nhận, là một ngân hàng Hàn Quốc, Shinhan Bank Việt Nam có những lợi thế nhất định khi phát triển mảng bán lẻ tại Việt Nam, một trong những quốc gia đầu tiên bắt nhịp và hòa mình vào làn sóng Hàn Quốc – Hallyu. Tuy nhiên, “quan trọng và tiên quyết vẫn là nội lực của bản thân ngân hàng.”

– Minh Tâm


Củng cố vị thế

De Heus, tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi đến từ Hà Lan củng cố vị thế tại Việt Nam qua việc thực hiện thương vụ M&A đình đám với Masan.

– Tạ Hồng Phúc



TRÒ CHUYỆN CÙNG FORBES VIỆT NAM


Tăng năng lực quản lý thuế trong xu hướng tái toàn cầu hóa

Trong quá khứ Việt Nam sử dụng ưu đãi thuế như một công cụ hữu hiệu thu hút vốn FDI nhưng “vũ khí” này có thể vô hiệu khi tham gia Công ước đa phương về thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (MLI).

Bên cạnh đó, ngành thuế Việt Nam còn đối phó với các thách thức chuyển giá, lời thật – lỗ giả và việc đánh thuế với các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới trong môi trường kinh tế số. Forbes Việt Nam có cuộc trao đổi về chủ đề này với ông Bùi Ngọc Tuấn – phó tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam và ông Nguyễn Đình Huy – trưởng phòng Tư vấn Thuế, Grant Thornton Việt Nam.


DANH SÁCH FORBES


10 người giàu nhất Trung Quốc


Tổng tài sản của 100 người giàu nhất Trung Quốc đã giảm 39% xuống còn 907,1 tỉ đô từ 1.480 tỉ đô năm ngoái do những vấn đề về kinh tế, chính trị và đại dịch COVID-19

Người xây thương hiệu

Ravi Modi biến khoản vay nhỏ từ mẹ mình thành một đế chế đồ cưới và từ một doanh nhân bình dân trở thành một trong những tỉ phú mới của Ấn Độ.


Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Forbes Việt Nam số 112

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/forbes-viet-nam-so-112-100-cong-ty-nop-thue-lon-nhat)