Tiêu điểm

Căng thẳng Nga – Ukraine đẩy giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng

Share
this:

Tác động từ những lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga do căng thẳng với Ukraine tiếp tục đẩy giá dầu thế giới vượt ngưỡng 100 USD mỗi thùng.

Giá dầu tiếp tục tăng phi mã trong ngày 1.3 khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công vào thủ đô Kiev của Ukraine, với dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) lên mức cao nhất bảy năm qua, khoảng 105 USD/thùng trong bối cảnh lo ngại tình hình căng thẳng có thể làm gián đoạn hơn nữa thị trường năng lượng toàn cầu.

Giá dầu thô WTI của Mỹ hôm 1.3 tăng gần 10%, lên khoảng 105 USD/thùng, mức cao nhất tính từ tháng 7.2014; dầu thô Brent tiêu chuẩn quốc tế tăng 8,3%, giao dịch ở mức hơn 106 USD/thùng. Hôm 1.3, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tổ chức cuộc họp với các quan chức bộ năng lượng trên toàn thế giới để thảo luận về vai trò từ những nước thành viên trong việc ổn định thị trường năng lượng.

Các quốc gia gia thành viên đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược để bù đắp các tác động thị trường do căng thẳng Nga – Ukraine.

Một số nhà phân tích giá dầu có thể tăng lên mức 150 USD/thùng nếu căng thẳng Nga – Ukraine theo chiều hướng xấu hơn. Ảnh: Andrey Rudakov/Bloomberg Finance LP

Trong khi Mỹ và các đồng minh phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga vì hành động quân sự, phần lớn các quốc gia vẫn miễn cưỡng đưa ra lệnh trừng phạt cứng rắn về năng lượng.

Các nhà phân tích lo ngại nếu xuất khẩu năng lượng của Nga bị gián đoạn, bất kể từ căng thẳng kéo dài với Ukraine hay lệnh trừng phạt mới từ những nước phương Tây đều có thể đẩy thị trường năng lượng toàn cầu vào thế khó, khi Nga là quốc gia sản xuất dầu lớn thế hai thế giới và nguồn cung khí tự nhiên quan trọng cho khu vực châu Âu.

Vào ngày 28.2, Canada trở thành nước đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt trực tiếp vào thị trường năng lượng Nga, bằng việc cấm nhập khẩu dầu. Mặc dù các nước đồng minh vẫn chưa có động thái tương tự, song đây là tín hiệu cho thấy đợt gián đoạn xuất khẩu dầu của Nga đã bắt đầu, theo những nhà phân tích.

“Hiện các mức giá dầu khác nhau phản ánh sự miễn cưỡng trong việc nhập khẩu dầu thô của Nga. Từ nhà đầu tư đến nhà giao dịch hàng hóa chủ chốt tại châu Âu bắt đầu giảm nguồn vốn cho giao dịch hàng hóa và các ngân hàng Trung Quốc cũng đang rút lại,” JPMorgan cho biết trong thông báo tới khách hàng hôm 1.3.

Hôm 24.2, giá dầu lần đầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng, khi Nga chính thức tấn công quân sự vào Ukraine. Đến nay, với nhiều lệnh trừng phạt áp đặt lên việc xuất khẩu năng lượng của Nga, nhiều công ty xăng dầu quan trọng, gồm BP và Shell thông báo kế hoạch rút hoạt động khỏi quốc gia này. Trong khi cổ phiếu Mỹ chịu tác động từ tình hình địa chính trị không ổn định, với chỉ số S&P 500 giảm gần 10% tính trong năm 2022 này.

Trong khi đợt suy giảm kinh tế toàn cầu từ sự kiện quân sự gần như vẫn ở mức thấp, điều này sẽ khác đối với nền kinh tế Nga sắp phải hứng chịu tác động nặng nề từ lệnh trừng phạt của những nước phương Tây, theo nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics – Mark Zandi.

Vào ngày 28.1, đồng ruble của Nga trượt xuống mức thấp nhất so với đô la Mỹ và sàn giao dịch chứng khoán Moscow (MSE) tiếp tục đóng cửa hai ngày liên tiếp. Các chuyên gia đưa ra cảnh báo Nga “ngày càng khó đầu tư cho các nhà đầu tư toàn cầu”.

Bất kể nguyên do nào, nếu việc xuất khẩu dầu và khí tự nhiên của Nga bị gián đoạn, kịch bản giá dầu sẽ nhảy vọt lên gần 150 USD/thùng, Zandi đưa ra dự đoán hôm 28.1. Ngay cả khi giá dầu giữ nguyên 100 USD/thùng trong một khoảng thời gian, vẫn khiến người tiêu dùng Mỹ trả thêm 80 tỉ USD khi giá ga tăng cao, ông ước tính. Một trong những ảnh hưởng lên người dân Mỹ rõ ràng nhất là giá ga trung bình ở mức 3.619 USD, tăng 24 cent từ tháng 2.2022, theo dữ liệu từ AAA.

“Tình hình bất ổn tại Ukraine và các lệnh trừng phạt về tài chính, năng lượng nhằm vào Nga sẽ khiến cho cuộc khủng hoảng năng lượng thêm trầm trọng và giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong tương lai gần, thậm chí còn tăng cao hơn nếu căng thẳng leo thang,” Louis Dickson, nhà phân tích cấp cao về thị trường xăng dầu của Rystad Energy cho biết trong thông báo.

Morgan Stanley cũng nâng mức dự báo cho giá dầu trong tương lai gần, với tình hình chiến sự tại Ukraine đem lại “phần bù rủi ro”, mà “gần như sẽ giữ nguyên trong nhiều tháng tới.” Hiện công ty ghi nhận giá trung bình của dầu Brent trong quý 2.2022 là 110 USD/thùng, vượt mức dự báo trước đó 100 USD/thùng.

Xem thêm: BP rút gần 20% cổ phần trong công ty dầu khí Rosneft sau khi Nga tấn công Ukraine

Biên dịch: Minh Tuấn