Blockchain

Animoca Brands từ hãng game nhỏ thành tập đoàn tỉ đô

Animoca Brands của Yat Siu đã vươn mình từ công ty nhỏ thành một trong những cái tên dẫn dắt ngành công nghiệp game blockchain và NFT.

Share
this:

Trong những ngày qua, Yat Siu, 49 tuổi, vị CEO sinh ra tại Áo chỉ ngủ trong vài giờ đồng hồ và kiệt sức. Tuy vậy, ông vẫn hào hứng khi được hỏi về mảng kinh doanh game blockchain, Animoca Brands. Mặc áo khoác thể thao và cặp kính nửa gọng trên, Yat Siu giải thích tường tận về tương lai tươi sáng ông nhìn thấy cho lĩnh vực game phi tập trung và sở hữu bất động sản ảo.

“Có thể chúng tôi định hình lại cách mọi người suy nghĩ về hình thức cơ bản của chủ nghĩa tư bản,” Siu cho biết.

NFT và công nghệ blockchain, hai xu hướng nổi trội trong tương lai đã “giải cứu” Yat Sui. Cách đây 4 năm, Animoca Brands lâm vào khó khăn khi doanh thu từ công ty game di động do ông và David Kim, cựu giám đốc Soft Bank và cựu CEO Mail.com (hai công ty thành công vào thời kỳ đầu của Internet) đồng sáng lập vào tháng 1.2014 giảm 25%, còn 5,2 triệu USD. Còn giá trị vốn hóa thấp hơn 6 triệu USD.

Năm 2017, Yat Siu biết đến CryptoKitties, sàn giao dịch tiền mã hóa thế hệ đầu nơi người dùng mua, bán và sưu tập thú cưng ảo. Điều này tạo cho ông sự hứng thú và đầu tư vào công ty mẹ của CryptoKitties đặt tại Vancouver, Dapper Labs (sau đó gọi là Axiom Zen) có giá trị 7,6 tỉ USD. Đây là viên gạch đầu tiên cho việc đầu tư vào hơn 150 NFT.

Hiện nay, Animoca Brands sở hữu cổ phần tại phần lớn những doanh nghiệp NFT thành công và lớn nhất thế giới, gồm OpenSea (sàn giao dịch NFT lớn nhất thế giới với doanh thu trong năm 2021 ước tính 375 triệu USD), Dapper Labs, công ty tạo ra nền tảng NBA Top Shot (giá trị gần 1 tỉ USD dựa trên các khoảnh khắc của giải bóng rổ NBA mở bán từ tháng 11.2020) và Sky Mavis, cha đẻ của game bom tấn NFT năm 2021 từ Việt Nam – Axie Infinity (giá trị ước tính 3 tỉ USD). “Chúng tôi chỉ còn mỗi châu Nam Cực chưa đầu tư vào,” Siu hóm hỉnh nói.

Nhà đồng sáng lập của Animoca Brands, Yat Siu. Ảnh: Forbes

Vào giữa tháng 1.2022, Animoca Brands huy động gần 360 triệu USD với định giá 5,4 tỉ USD, cao gấp đôi so với mốc 2,2 tỉ USD vào tháng 10.2021. Forbes ước tính, Yat Siu hiện sở hữu 10% cổ phần có giá trị gần 500 triệu USD. Những nhà đầu tư của Anomica Brands, gồm Liberty City Ventures, Soros Fund Management và Winklevoss Capital (Animoca Brands được cho đã đi đến thảo luận với công ty đầu tư KKR để nhận thêm 140 triệu USD vốn đầu tư vào tháng 1.2022).

Sau thời điểm khó khăn vào năm 2017, công ty đã phát triển từ 57 lên hơn 600 nhân sự. Trong ba quý đầu năm 2021, Animoca Brands đạt doanh thu 670 triệu USD, với khoảng 530 triệu USD từ tài sản số và các thương vụ đầu tư. Vào cuối tháng 11.2021, công ty có khoản dự trữ coin trị giá gần 16 tỉ USD.

Thị trường NFT toàn cầu trong năm 2021 tăng lên 25 tỉ USD, từ 100 triệu USD vào năm 2020, với 1/5 doanh thu đến từ video game, theo công ty thu thập dữ liệu NFT – DappRadar. Phần lớn giao dịch diễn ra tại những thị trường như Philippines, nơi người chơi có thu nhập thấp đón nhận mô hình “chơi game kiếm tiền” (P2E) đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định từ một vài USD/ngày.

Tuy vậy, game thủ phương Tây lại ít chào đón xu hướng này hơn. Liệu game blockchain là tương lai trị giá 200 tỉ USD của ngành công nghiệp game hay chỉ như bong bóng tài chính khác được thổi phồng lên. Xét đến thị phần của Animoca, nhiều khoản đầu tư thông minh xem thành công hoặc thất bại từ công ty của Yat Siu như một phép thử cho khả năng đứng vững của game blockchain.

“Có đôi lần bạn có cảm giác là mình có thể góp phần định hình một ngành công nghiệp. Điều này rất khác so với việc quan sát làn sóng tăng lên và cơ hội để tham gia. Tuy vậy ở lĩnh vực này, bạn có thể định hình theo cách đem lại điều tích cực đến mọi người. Ít nhất là chúng tôi nghĩ như vậy.”

Ý tưởng về game blockchain đã xuất hiện trong một khoảng thời gian, từ thời phát triển mạnh các tựa game trực tuyến nhiều người chơi vào đầu những năm 2000, đặc biệt là World of Warcarft hay dự án metaverse “sơ khai” Second Life. Second Life có đơn vị tiền tệ riêng (Linden Dollar) và cơn sốt bất động sản ảo đầu tiên (sau đó bùng nổ) vào năm 2006.

Game blockchain là thương vụ đặt cược lớn vào ý tưởng về “quyền sở hữu ảo thực sự”, khi người chơi có thể mua bán vật phẩm (trang phục độc nhất hay thanh gươm quyền năng) ngay trong game cũng như những nơi mà tài sản ảo này tồn tại (trong blockchain).

Cách vận hành trong ngành công nghiệp, nơi những nhà phát triển game cạnh tranh còn thậm chí không thể thống nhất một số tiêu chuẩn cơ bản nhất, nhưng một ứng dụng gaming NFT đang gây chú ý là P2E.

The Sanbox, game di động được Animoca Brands mua lại vào năm 2018 và chuyển đổi thành sản phẩm blockchain, nơi người chơi có thể mua lô đất ảo trị giá khoảng 4.000 USD; xây các tòa nhà, tạo vật thể hay nhân vật; rồi nâng giá lên cao hơn, chỉ cần dành ra thời gian để thực hiện.

Animoca Brands thu về khoản phí mỗi khi người dùng tiến hành giao dịch.  Sandbox cũng có đơn vị tiền tệ riêng, SANDm với giá trị vốn hóa thị trường 4,5 tỉ USD, theo CoinMarket.com. AnimocaBrands không thu tiền hoa hồng cho mỗi đồng tiền ảo, tuy vậy, công ty có khoản dự trữ trên bảng cân đối kế toán. “Trong thiết kế game, chưa một ai nghĩ đến có thể trả tiền cho người chơi như thế nào. Trước đây mọi người chỉ nói về kinh doanh,” Siu cho biết.

Niềm đam mê với công nghệ đã âm ỉ trong Yat Siu từ thời thơ ấu. Sinh ra và lớn lên tại Vienna vào những năm 1980, Siu luôn có cảm giác như lạc lõng do nguồn gốc Trung Quốc của mình. Do vậy, ông tìm đến máy tính và mạng Internet đang phát triển để vơi đi nỗi cô đơn.

Yat Siu đã tự mày mò cách viết code trên máy tính Texas Instruments, sau này chuyển sang máy tính Atari ST. “Một máy tính hoàn mỹ” ông nói. Từ việc sử dụng cổng MIDI để kết nối bàn phím, Siu ở độ tuổi thiếu niên đã tạo ra phần mềm phối nhạc trực tuyến. Atari liên lạc với Yat Siu để thảo luận về việc làm và ông đã không giao tiếp tốt khi đặt chân tới văn phòng của công ty tại Áo. Tuy vậy, công ty vẫn thích các nội dung Yat Siu đăng trên bài đăng trực tuyến của Yat Siu nên vẫn tuyển ông làm cố vấn.

Sau khi từ bỏ đại học và làm việc cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, vào năm 1998, Yat Siu thành lập công ty về email đặt tại Hong Kong – Outblaze, thương vụ kinh doanh lớn đầu tiên của ông. Vào năm 2009, ông thu về hàng trăm triệu USD khi việc bán lại bộ phận đám mây cho IBM và dùng phần lớn số tiền này để tái cấu trúc công ty trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái sau đó.

Niềm cảm hứng để ông phát triển sau này lại đến từ nơi không ai ngờ đến. Chán ngán khi phải mang bộ thẻ học (flash card) Baby Einstein cho đứa con đầu lòng, Siu đã yêu cầu đội ngũ nhân sự tại Outblaze phát triển phiên bản trên di động. Ứng dụng này có 20 triệu lượt tải về, thúc đẩy ông tạo ra Animona – công ty con trực thuộc Outblaze để phát triển game vào năm 2021. Vào năm 2015, Animoca đổi tên thành Animoca Brands và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Úc (ASX).

Nhưng mọi chuyện lại không thuận buồm xuôi gió. Vào năm 2012, một trong những nền tảng phân phối lớn nhất của Animoca – Apple – bất ngờ gỡ bỏ toàn bộ game của công ty ra khỏi cửa hàng ứng dụng App Store mà không có lời giải thích. Điều này khiến Yat Siu nghi ngờ về chiến lược mỗi tuần ra mắt một game mới đã bị Apple làm khó.

Do đó, ông chuyển hướng sang sản xuất game dành cho trẻ em khi được phép sử dụng thương hiệu nổi tiếng như Thomas and Friends và quay trở lại App Store vào năm 2013. Sau đó, Apple rút gọn danh sách ứng dụng, khiến công ty gặp tổn thất (Apple không phản hồi phỏng vấn của Forbes). Đến năm 2017, Animoca Brands là một doanh nghiệp đang đà đi xuống.

Rồi một nhà đồng sáng lập của startup game từng được Yat Siu đầu tư chia sẻ với ông về dự án NFT mới, CryptoKitties. Đây là NFT của những con mèo ảo ngay lập tức có được thành công và trở nên phổ biến đến mức chỉ sau một tháng ra mắt, CryptoKitties suýt chút nữa đã vượt qua Ethereum vào tháng 12.2017. Một tháng sau, thị trường tiền mã hóa lao dốc, dẫn đến sự kiện “Mùa đông tiền mã hóa” vào năm 2018. Bitcoin và Ether đều lần lượt giao dịch dưới mức 3.200 USD và 87 USD.

Yat Siu vẫn vững vàng. Vào thời điểm đó, Yat Siu đã hợp tác với những người được ông gọi đó là “250 người mang niềm tin mãnh liệt và sẵn sàng rót vốn vào sản phẩm của chúng tôi” trong hội nghị NFT diễn ra tại Hong Kong. Siu tận dụng hội nghị để quan hệ hợp tác với các công ty sau này trở thành một trong những thương vụ thành công nhất như OpenSea, The Sandbox và Decentraland, nền tảng bất động sản ảo mô phỏng theo nhiều địa điểm khác nhau như Las Vegas.

Trở nên nổi bật trong lĩnh vực tiền mã hóa đã đưa Yat Siu vào tầm ngắm của sở Giao dịch Chứng khoán Úc (ASX), nơi có thái độ thận trọng về tài sản ảo. ASX cho ông sự lựa chọn khó khăn: từ bỏ tiền mã hóa hoặc rút khỏi sàn.

“Đó là điều đáng sợ. Nếu bạn hủy niêm yết, sẽ không còn một sàn chứng khoán nào khác chào đón.” Siu cho biết. Vào tháng 3.2020, Animoca Brands hủy niêm yết (Về mặt kỹ thuật, công ty vẫn là “đại chúng, nhưng không niêm yết”, vận hành như công ty tư nhân với khoảng 2.500 cổ đông).

Mặc cho tiềm năng của loại công nghệ này, cả thế giới vẫn chưa tìm ra được cách kiểm soát tiền mã hóa và NFT. Cơ chế P2E và đơn vị tiền tệ trong game gây ra mối lo ngại về tình trạng cờ bạc, thao túng thị trường và lợi dụng người lao động tại các quốc gia kém phát triển, những người thường vay mượn NFT từ người chơi của các nước phát triển đổi lại phân chia lợi nhuận. Một vài người chơi của Axie Infinity (phần lớn từ Philippines) chơi game về các quái thú ảo và đó là nguồn thu nhập chính của người chơi.

Vào năm 2021, Quốc hội Mỹ đưa ra 35 dự luật về chính sách tiền mã hóa và công nghệ blockchain. Chỉ duy nhất một dự luật được thông qua. Tại Úc, ASX công bố kế hoạch cho phép sàn giao dịch và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tiền mã hóa giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán này. Vào tháng 1.2022, Block (trước đây là Square) của Jack Dorsey niêm yết trên ASX. “Đây là một thị trường quá lớn nên không thể bỏ qua,” Greq Medcarft, cựu nhà quản lý của ASX cho biết.

Nhưng không phải ai cũng hăng hái như Yat Siu. Theo Samson Mow, trưởng bộ phận công nghệ của Blockstream, xây dựng sản phẩm cho cửa hàng và giao dịch bitcoin, nền kinh tế “Metaverse mở” hay thế giới ảo cho những bộ sưu tập có thể trao đổi sẽ gây tổn thất lên các công ty game.

“Nếu Call of Duty bán cho bạn vài vũ khí, Ubisoft sẽ không muốn đưa chúng vào tựa game Rainbow Six, vì điều đó làm họ mất đi doanh thu từ vật phẩm. Tôi không nhìn ra cái cách mọi người dự đoán về công nghệ này như trong quyển tiểu thuyết Ready Player One, nơi bạn chỉ di chuyển một cách đồng bộ.” Mow cho biết. Ông bổ sung thêm vẫn còn rất lâu để công nghệ blockchain thực sự trở thành phi tập trung. Ví dụ Ethereum, mạng lưới vận hành gần như toàn bộ game NFT phụ thuộc rất lớn vào Amazon Web Services (AWS).

Trong vòng ba tháng qua, đồng token chủ đạo của tựa game Axie Infinity – AXS đã thâm hụt 60% giá trị, theo CoinMarketCap.com. CEO của Electronic Art (EA) Andrew Wilson từng sự hứng thú về việc tham gia vào lĩnh vực NFT, đã rút lại bình luận của ông trong báo cáo gần đây. Vào tháng 10.2021, công ty vận hành nền tảng game nổi tiếng Steam – Valve đưa ra quy định cấm game blockchain và NFT. CEO của Microsoft Gaming, Phil Spencer cũng nhận định game NFT “có cảm giác lừa đảo hơn giải trí.”

Trong khi những công ty game lớn của thế giới tỏ ra do dự, Yat Siu lại không như vậy. Ông khoe về Phantom Galaxies, tựa game của Animoca Brands chuẩn bị ra mắt trên hai nền tảng PC và Mac, theo Siu, sẽ có chất lượng không thua kém những game AAA trên các dòng máy console như PlayStation 5 và Xobox Series X. Ngoại trừ phát súng “xịt” đầu tiên từ Ubisoft, không có nhà phát hành game lớn nào khác đặt chân vào thị trường game blockchain. Rào cản về nguy cơ cờ bạc đã nói lên tất cả.

“Tôi cho rằng tựa game AAA đã hiện hiện và đang dần cải thiện. Nó sẽ diễn ra và tạo nhiều tác động lớn.” Siu cho biết.

Xem thêm:
Animoca Brands hợp tác với giới giải trí Hàn Quốc tạo nên bộ sưu tập NFT
Tỉ phú Hong Kong Adrian Cheng đầu tư vào metaverse

Biên dịch: Minh Tuấn