Với 210 triệu USD huy động được từ vòng gọi vốn gần đây, Voyager Innovations trở thành kỳ lân thứ hai ở Philippines.
Voyager Innovations – chủ sở hữu của ví điện tử PayMaya và ngân hàng kỹ thuật số Maya Bank – trở thành kỳ lân thứ hai ở Philippines sau khi huy động được 210 triệu USD từ các nhà đầu tư mới do SIG Venture Capital, chi nhánh đầu tư mạo hiểm ở châu Á trực thuộc công ty đầu tư Susquehanna International Group của Mỹ.
“Với cột mốc quan trọng này, chúng tôi vui mừng vì phát triển vượt bậc và cung cấp những điểm tốt nhất của PayMaya và Maya Bank để giúp phát triển nền kinh tế kỹ thuật số cho những người Philippines chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng,” Orlando Vea, nhà sáng lập kiêm CEO của Voyager và PayMaya, cho biết trong thông cáo.
Những nhà đầu tư mới khác trong vòng gọi vốn nâng mức định giá của Voyager lên 1,4 tỉ USD bao gồm EDBI, chi nhánh đầu tư của ban Phát triển kinh tế Singapore, cũng như công ty First Pacific niêm yết tại Hong Kong, do tỉ phú Indonesia Anthony Salim điều hành.
Các nhà đầu tư hiện tại như công ty khổng lồ viễn thông Philippines PLDT, công ty chuyên mua lại KKR ở Mỹ và đơn vị đầu tư của International Finance Corp. cũng tham gia.
Với sự hậu thuẫn của cổ đông hiện tại và mới, Voyager nhắm đến mở rộng quy mô hoạt động của Maya Bank sau khi đảm bảo một trong sáu giấy phép ngân hàng kỹ thuật số từ ngân hàng Trung ương Philippines vào tháng 9.2022.
Voyager cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới để triển khai dịch vụ tiết kiệm và cho vay của ngân hàng Maya cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của PayMaya.
Công ty cũng dự định tiếp tục mở rộng các dịch vụ của PayMaya với sản phẩm mới như tiền mã hóa, đầu tư vi mô cũng như bảo hiểm, phù hợp với mục tiêu trở thành ứng dụng tài chính tất cả trong một.
“Tận dụng thế mạnh của PayMaya trong phân phối đến các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng, Maya Bank có tiềm năng trở thành một trong những ngân hàng kỹ thuật số thành công nhất không chỉ ở Philippines mà trên toàn cầu,” Akshay Bajaj, thành viên sáng lập của SIG Đông Nam Á, cho biết.
PayMaya có hơn 47 triệu người dùng đăng ký tính đến ngày 31.3.2022, hơn 2/3 dân số trưởng thành ở Philippines. Đối thủ của công ty, Mynt, sở hữu ví điện tử GCash với hơn 48 triệu người dùng trong nước, là kỳ lân duy nhất ở Philippines.
Mynt được Globe Telecom của Ayala Corp. và công ty cổ phần tư nhân Warburg Pincus ở Mỹ hậu thuẫn.
Theo báo cáo về nền kinh tế số tại Đông Nam Á trong năm 2021 (the 2021 e-Conomy Southeast Asia report) của Google, Temasek và Bain & Co, Philippines là một trong những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với các giao dịch kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 40 tỉ USD vào năm 2025 từ mức 17 tỉ USD trong năm ngoái, nhờ vào tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử cũng như ví điện tử ngày càng phổ biến.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm: Startup Philippines PayMongo huy động 31 triệu USD
Người giàu nhất Philippines sẽ huy động 176 triệu USD từ IPO
11 tháng trước
10 năm tới sẽ có nhiều phụ nữ dẫn dắt startup kỳ lân2 năm trước
Hai thập niên săn tìm kỳ lân