Nhân vật

Keiichi Shibahara thành tỉ phú nhờ dịch vụ an dưỡng cuối đời tại Nhật Bản

2 năm trước
Tác giả James Simms

Share
this:

Tỉ phú Keiichi Shibahara mang hoài bão biến Amvis Holdings thành công ty chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối giá trị nhất Nhật Bản.

Keiichi Shibahara đã gây dựng cơ nghiệp từ việc bỏ tiền túi để mua đi bán lại rượu vang với mức chênh lệch cho đến Amvis, công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối giá trị nhất nhật Bản.

Chân dung doanh nhân Keiichi Shibahara. Ảnh: Shunichi Oda cho Forbes Asia

Vào cuối những năm 1990, Keiichi Shibahara, chàng sinh viên tham gia chương trình trao đổi tại Mỹ, đã hình thành sở thích cho loại rượu vang hảo hạng và lập nghiệp. Ông kiếm tiền từ những phiên giao dịch tiền tệ và cổ phiếu ngắn ngày, cũng như kinh doanh chênh lệch giá thu về nhiều thành công, săn gần như toàn bộ học bổng trị giá 7.700 đô la Mỹ của mình.

Shibahara chia sẻ ông từng mua những hộp rượu vang Bordeaux tại buổi bán đấu giá, thưởng thức một hoặc hai chai. Còn lại ông gửi đến Nhật Bản và bán với mức giá cao gấp ba lần số tiền đã bỏ ra. Qua đó, giúp Keiichi Shibahara thu về 200 triệu yên (1,5 triệu USD) trong khoảng 1 năm.

Trở về Nhật Bản, Shibahara tốt nghiệp ngành Y tại đại học Nagoya và đạt học vị tiến sĩ lĩnh vực sinh học phân tử tại đại học Kyoto. Ông từng làm nhà nghiên cứu ngành miễn dịch học và sinh học phân tử, với đội ngũ nghiên cứu riêng tại đại học Kyoto và các viện nghiên cứu quốc gia. Shibahara có ước mơ tạo ra thành quả khoa học mang tính đột phá và sẽ được đưa vào sách giáo khoa.

Qua thời gian, Shibahara hình thành giấc mơ khác, đúng với tinh thần lập nghiệp và chuyên môn về y khoa của mình. Ông bắt đầu giúp các cơ sở bệnh viện và viện dưỡng lão khắc phục khó khăn về nguồn tài chính hạn hẹp.

Vào năm 2013, ở tuổi 48, Shibahara thành lập startup xây dựng và vận hành dịch vụ an dưỡng cuối đời, lĩnh vực vẫn chưa phát triển tại Nhật Bản mặc dù người cao tuổi chiếm phần đông dân số của quốc gia này. Ông đặt tên công ty là Amvis, viết tắt cho “Ambitious Vision” (tạm dịch: Tầm nhìn đầy khát vọng).

“Điều này nghe thật đơn giản, nhưng tôi nhận ra là bạn có thể biến lĩnh vực đó thành việc kinh doanh nếu có nhu cầu dành cho nó. Một điều rất vui,” ông chia sẻ tại trụ sở của Amvis đặt tại Tokyo, với logo đặt trên bức tường ở khu vực quầy tiếp tân.

Một cơ sở chăm sóc theo dịch vụ hospice do Amvis vận hành tại Saitama, Nhật Bản. Ảnh: Courtesy Of Amvis Holding

Vào năm 2019, thời điểm Amvis holdings đã thành lập 20 cơ sở và ghi nhận hồ sơ chăm sóc của bệnh nhân mắc các căn bệnh mãn tính và giai đoạn cuối, công ty tiến hành niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE). Giai đoạn cuối năm 2019-2021, giá cổ phiếu của Amvis tăng hơn ba lần và đưa Keiichi Shibahara, nắm giữ 70% cổ phần trong công ty, vào nhóm tỉ phú tự thân giàu nhất Nhật Bản.

Kể từ tháng 8.2021, khối tài sản ròng của ông tăng 35%, lên 1,35 tỉ USD. Cổ đông lớn thứ hai sau Shibahara là Capital Research and Management đặt tại Los Angeles, tăng số cổ phần sở hữu từ 6,6% lên 7,8% vào tháng 2.2022. Công ty từ chối đưa ra bình luận.

Theo Shibahara, khi gia tăng số giường bệnh để đáp ứng cho số lượng bệnh nhân mắc COVID-19, các bệnh viện nhìn nhận rằng Amvis có khả năng tiếp nhận một vài trong số đó. Trong kế hoạch chiến lược giai đoạn 2025-2026 công bố vào cuối năm 2020, Amvis đặt mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận kinh doanh, đạt 10 tỉ yên (77 triệu USD) và nâng số viện dưỡng lão, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, lên 100 cơ sở (đối chiếu với thống kê vào tháng 9.2021), cũng như doanh thu tăng gấp ba lần lên 45 tỉ yên (334 triệu USD).

Amvis đang mở rộng sang các thành phố nhỏ hơn, nơi công ty có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ chiếm ưu thế và duy trì tỷ lệ sử dụng cao, Shibahara cho biết. Giám đốc tài chính (CFO) của Amvis, Tetsuya Nakagawa, cho biết do không có nhiều sự khác biệt về hoàn trả tiền bảo hiểm trên toàn Nhật Bản, chi phí lao động thấp hơn tại những vùng quê và thành phố nhỏ mang đến biên lợi nhuận kinh doanh cao hơn.

Nguồn: Amvis Holdings

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 9.2021, Amvis ghi nhận biên lợi nhuận kinh doanh tăng gần 25% và lợi nhuận trên vốn (Return on equity – ROE) hơn 24%. Thống kê trên cao hơn biên lợi nhuận 10% và xấp xỉ 17% ROE từ đối thủ cạnh tranh chính Japan Hospice Holdings (niêm yết tại Tokyo) trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 12.2021, theo S&P Global Market Intelligence.

Trong báo cáo nghiên cứu vào tháng 5.2022, Satoru Sekine – nhà phân tích của Daiwa Securities – đưa ra Amvis có kết quả kinh doanh tốt hơn thị trường và mục tiêu giá 5.000 yên trong năm 2023, cao hơn hiện nay khoảng 20%.

“Chúng tôi đưa ra khuyến nghị dựa trên vị thế độc nhất của Amvis trong thị trường chăm sóc người cao tuổi, triển vọng xán lạn về việc mở thêm các cơ sở mới và nhu cầu cao đúng với kỳ vọng, bên cạnh kế hoạch kế hoạch mở rộng quy mô sang những mảng kinh doanh khác,” Sekine viết.

Trong giai đoạn từ đây đến hết tháng 9.2022, công ty môi giới đặt tại Tokyo đưa ra dự báo lợi nhuận kinh doanh đạt 5,2 tỉ yên (38,6 triệu USD), cao hơn đôi chút so với ước tính của Amvis và lợi nhuận kinh doanh trong năm 2023 là 6,8 tỉ yên (50 triệu USD).

Từ năm 2026 trở đi, công ty có kế hoạch hỗ trợ cho các bệnh viện và viện dưỡng lão gặp khó khăn về tài chính, lĩnh vực theo mong muốn của Shibahara là giúp cơ sở như vậy “đảo ngược” tình hình từ những năm kết thúc việc nghiên cứu đến khi thành lập Amvis vào năm 2013.

Ông sử dụng một phần số tiền thu về từ doanh thu để làm vốn đầu tư, bên cạnh khoản vay từ số tiền ký gửi và tiền túi, để thành lập Amvis và nắm quyền sở hữu hoàn toàn trước khi niêm yết.

“Điều này nghe thật đơn giản, nhưng bạn có thể biến lĩnh vực đó thành việc kinh doanh nếu có nhu cầu dành cho nó. Một điều rất vui,” Keiichi Shibahara cho biết. Ảnh: Shunichi Oda cho Forbes Asia

Những sự thay đổi trong xã hội và dân số Nhật Bản củng cố cho các kế hoạch dài hạn trong việc mở rộng quy mô của Amvis. Ngày càng nhiều người cao tuổi đồng nghĩa với việc gia tăng số người qua đời, mặc dù dân số Nhật Bản đang giảm xuống.

Hiện nay, xứ sở mặt trời mọc có 29% dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trong mọi ngành nghề, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Số người chết hằng năm được dự báo lập đỉnh 1,7 triệu vào năm 2040, tăng từ 1,4 triệu người hiện nay, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết. Số người qua đời tại bệnh viện và tại nhà đang giảm xuống, với nhiều người cao tuổi “nhắm mắt xuôi tay” ở viện dưỡng lão hơn.

Số người cho biết sẽ không tiến hành điều trị nếu mắc bệnh vào thời kỳ cuối, ngoại trừ chăm sóc giảm nhẹ tăng lên. Nhật Bản đang phải đối mặt với tình hình thiếu hụt nguồn lực bác sĩ, đặc biệt tại vùng thôn quê và nơi mà các bệnh nhân này dành những năm tháng cuối đời.

Điều này dẫn đến việc một số người ở lại bệnh viên, mặc dù họ không có nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo mức độ cao, làm tăng thêm chi phí chăm sóc và thuế thu nhập với nhân viên y tế vốn đã ít.

“Nhật Bản chưa chăm lo đầy đủ cho những người đang ở giai đoạn cuối. Họ dành sự ưu tiên cho việc bồi thường sau phẫu thuật và dược trị liệu. Hãy trích ra một phần trong nguồn tiền khổng lồ ấy cho những người sắp lìa đời,” tiến sĩ Yoshiaki Mizuguchi, bác sĩ thăm khám tại Amvis hospice đặt tại trung tâm Tokyo cho biết.

“Chúng ta cần phải hỗ trợ họ một cách ân cần và đầy đủ hơn nữa. Vì vậy, tôi đã chuyển từ bác sĩ phẫu thuật ung thư sang bác sĩ chăm sóc tại nhà, để gần gũi hơn với những người chưa nhận được sự chú ý cần thiết,” Mizuguchi đưa ra quan điểm.

“Nhật Bản chưa chăm lo đầy đủ cho những người đang ở giai đoạn cuối. Họ dành sự ưu tiên cho việc bồi thường sau phẫu thuật và dược trị liệu. Hãy trích ra một phần trong nguồn tiền khổng lồ ấy cho những người sắp lìa đời,”

Tiến sĩ Yoshiaki Mizuguchi, bác sĩ thăm khám tại Amvis hospice đặt tại trung tâm Tokyo cho biết.


Để kiểm soát chi phí, Amvis sử dụng bác sĩ thăm khám như Mizuguchi để kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân 3 lần mỗi tuần, phụ thuộc vào điều kiện, thay vì các bác sĩ tại chỗ. Shibahara nhận ra tính khả thi từ việc này trong khoảng thời gian ông làm thời vụ vị trí bác sĩ trực tại một bệnh viên ở vùng quê.

Tại Amvis, các y tá và chuyên viên chăm sóc người cao tuổi theo yêu cầu lớn hơn là 1 kèm 1 (1 nhân viên y tế và 1 bệnh nhân). 90% doanh thu của Amvis từ bảo hiểm y tế quốc gia và chăm sóc người cao tuổi, còn lại là phí thực trả của bệnh nhân khi lưu trú tại cơ sở, có thể lên đến 200.000 yên/tháng (Sekine lưu ý mức bảo hiểm riêng biệt cao này là rủi ro cho Amvis, khi Nhật Bản có thể thay đổi chính sách hoàn tiền trong quá trình đánh giá mang tính hệ thống).

Một cách làm khác để Amvis giảm chi phí là cấu trúc quản lý phẳng, khi trụ sở chính trực tiếp quản lý cơ sở. “Cách đây 4 hoặc 5 năm trước, chúng tôi từng có quản lý khu vực và quản lý cơ sở, song đã loại bỏ những vị trí đó. Từ đó, thông tin và đưa ra quyết định nhanh hơn,” Shibahara cho biết. Ông lưu ý giảm chi phí giúp biên lợi nhuận kinh doanh tăng lên thêm 2%.

Một lợi ích khác từ cấu trúc tổ chức theo chiều dọc là sự hài lòng của nhân viên và khả năng tự chủ, khi Nhật Bản đối mặt với tình hình thiếu hụt nguồn lực y tá trầm trọng và các cơ sở bệnh viên gặp khó khăn trong việc giữ chân.

“Tôi có thể nhanh chóng phản hồi yêu cầu và nhu cầu từ bệnh nhân cũng như người thân của họ. Lúc trước, khi là y tá trưởng, kể cả khi tôi muốn thay đổi điều gì đó lại kẹt với quản lý cấp trung gian. Là y tế, đáp ứng nhu cầu của những bệnh nhân thực sự giúp công việc của tôi trở nên thú vị,” Minako Yasuda, theo dõi 40 bệnh nhân tại cơ sở Tokyo, có nội thất giống khách sạn hơn bệnh viện, với sàn nhà được trải thảm và bức tường màu gỗ Veneer, cho biết.

Shibahara đề ra mục tiêu cho cả công ty và bản thân. Đối với Amvis, ông muốn mở rộng quy mô, tăng tính thanh khoản tốt hơn cho cổ phiếu của công ty và đầu tư vào quá trình tăng trưởng, cũng như nâng cấp cổ phiếu blue chip Prime Market trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo.

Còn với bản thân, tuy Shibahara đã gác lại ước mơ tạo ra thành quả khoa học mang tính đột phá, song mang đến hi vọng cho những nhà khoa học trong tương lai và nghiên cứu của họ được ông đầu tư. Vào năm 2020, Shibahara thành lập quỹ mang tên mình và đặt mục tiêu hoạt động tương tự như tổ chức Howard Hughes Medical Institute (Viện Nghiên cứu Y khoa Howard Hughes), với tài sản trị giá 27 tỉ USD.

Một ước mơ khác là hỗ trợ viện nghiên cứu hoặc trường đại học. “Tất nhiên là điều đó tùy thuộc vào việc tôi có thể chuẩn bị tài sản cần thiết. Tôi sẽ cảm thấy thực sự hạnh phúc khi giúp đỡ cho ai đó làm nên điều đột phá,” ông cho biết. Shibahara còn mục tiêu khác là hưởng thức hết khoảng 500 chai rượu vang Bordeaux, bao gồm ba chai rượu 1947 Cheval Blanc huyền thoại.

Biên dịch: Minh Tuấn

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/keiichi-shibahara-thanh-ti-phu-nho-dich-vu-an-duong-cuoi-doi-tai-nhat-ban)