Cuốn sách “The Innovation Stack” của Jim McKelvey đưa ra hàng loạt sáng kiến để phát triển công ty thành công.
Trong một thời gian dài, Jim McKelvey – người đồng sáng lập Square và hiện là thành viên của hội đồng quản trị trong ngân hàng Dự trữ Liên bang St.Louis – đã cảm thấy sự nghiệp của ông “phát triển không kế hoạch.”
Ông đã viết sách giáo khoa kỹ thuật ở trường đại học, bắt đầu kinh doanh công ty thành công, bao gồm một công ty xuất bản kỹ thuật số và một nhà sản xuất tủ lưu trữ đĩa CD, tại thành phố quê nhà St. Louis. Jim kiếm sống như một nghệ sĩ – nghệ nhân thổi thủy tinh. Sau đó, ông thành lập Square (nay là Block) hồi năm 2009 cùng với Jack Dorsey, cũng đến từ St. Louis, đã làm việc cho ông khi còn là một thiếu niên.
Nhưng khi McKelvey nhìn lại sự nghiệp, dù có rất nhiều thành công nhưng không mấy đi theo quỹ đạo. Ông từng chỉ loanh quanh ở vị trí quản lý. Ông thậm chí đã không giữ vai trò điều hành tại Square trước năm 2010 dù vẫn nằm trong hội đồng quản trị.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn tuần trước: “Nếu nói về sự nghiệp, điều tôi hình dung là một người ăn mặc đẹp hơn và có những chứng chỉ nghề nghiệp. Gần như từ sự nghiệp ngụ ý chỉ ‘con đường’ nhưng tôi không có con đường đó. Con đường của tôi trông giống như đường đi của một quả bóng bàn.”
Cuối cùng, McKelvey nhận ra ông hoàn toàn khác. Ông đi học đại học với đôi tất sọc dài đến đầu gối và chiếc quần jean cũ đã nhiều lần để lộ chiều cao lênh khênh, một người không hợp với môi trường, học cách nghĩ bản thân như một doanh nhân.
Làm thế nào để thoải mái hơn trong cách thể hiện bản sắc doanh nhân là một trong những chủ đề trong cuốn sách của ông, The Innovation Stack (Thành trì sáng tạo). Cuốn sách nói về quá trình đổi mới không cần kế hoạch và những con người – hoàn toàn khác – thực hiện điều đó. Đối với McKelvey, các doanh nhân luôn trong tư thế sẵn sàng và có khả năng tham gia vào quá trình sáng tạo không cần kế hoạch đó mặc dù họ không đạt đủ tiêu chuẩn theo cách nghĩ truyền thống.
Không chỉ có các doanh nhân trong thế giới công nghệ. Ông đã kiểm chứng điều trên ở bốn công ty Southwest Airlines, Square, IKEA và Ngân hàng Ý.
The Innovation Stack vạch ra hai mục đích tốt. Đầu tiên, cuốn sách hướng đến phá vỡ quá trình đổi mới theo một cách mới. Thứ hai, đây là cuốn sách hướng dẫn được viết nhẹ nhàng, có phần an ủi về thực tế không mấy dễ chịu của cuộc sống doanh nhân. “Nếu bạn đang thực hiện hành trình và thật sẽ khó khăn, đáng sợ và đầy lo lắng, thì sẽ có chút an ủi khi biết ít nhất đó cũng là hành trình nguy hiểm, phải không?” ông nói.
Thành trì sáng tạo là gì
Cuốn sách The Innovation Stack phá vỡ quá trình đổi mới theo một cách mới. Thông qua cuốn sách, người đọc hiểu hơn về đổi mới theo kết luận của McKelvey rằng đổi mới là quá trình tạo ra các giải pháp liên kết với nhau, cùng nhau tạo nên nền tảng quan trọng nhất cho công ty hoặc một tổ chức. Đây là cuốn sách kinh doanh và được nhìn qua lăng kính của chủ nghĩa tư bản ngày nay, nhưng thành trì sáng tạo có thể tồn tại trong các hệ thống ở khắp mọi nơi, ông nói.
Ông nói với tôi tại một sự kiện Times of E các doanh nhân có thể gây rắc rối, nhưng thường là những người tạo ra thị trường mới. Ông dành một vài trang để kể một chút về Thung lũng Silicon. “Ý ẩn – thường được giấu kỹ – bên trong… thường ngụ ý bàn tay vô hình của nền kinh tế sẽ phân bổ lại các nguồn lực để tất cả chúng ta sẽ trở nên tốt hơn và tận hưởng một thế giới hiệu quả hơn sau cuộc tàn sát.”
Ông cho rằng hoạt động kinh doanh trong mảng tin tức là một ví dụ điển hình về thời điểm để điều đó không xảy ra.
“Nhưng một khía cạnh nguy hiểm hơn của sự gián đoạn là trọng tâm ngược. Chẳng hạn như, để có mức giá thấp nhất, các doanh nghiệp tập trung vào đối thủ cạnh tranh thay vì tập trung vào khách hàng. Thực hiện sự thay đổi toàn diện nghĩa là tập trung cách để tháo dỡ hoặc phá hủy các hệ thống cũ.
Khi ông thực hiện nghiên cứu, ông đã tìm thấy… “có một con đường khác. Phần lớn các công ty liên doanh không đánh cắp khách hàng từ bất kỳ doanh nghiệp đã thành lập nào hơn mà thay vào đó tạo ra những khách hàng mới đưa vào thị trường.”
Ngân hàng Italy
Ví dụ thú vị nhất trong cuốn The Innovation Stack là câu chuyện về Ngân hàng Ý, do AP Giannini, con trai của những người làm việc tại nông trại, ngay trước trận động đất ở San Francisco năm 1906, thành lập. (Một chương trong câu chuyện của doanh nghiệp này kể về việc A.P. giấu vàng của ngân hàng trong tro của lò sưởi trong gia đình.) “Những gì bạn tưởng tượng về một ngân hàng ngày nay là những gì ngân hàng Ý đã phát minh ra. Và ngân hàng Ý đã trở thành ngân hàng lớn nhất trên thế giới,” McKelvey nói trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi.
Vào thời điểm đó, ngân hàng là một dịch vụ dành riêng cho những người New York thượng lưu. Các chủ doanh nghiệp nhỏ, phụ nữ và nông dân nằm trong số các nhóm bị gạt ra khỏi hệ thống tài chính, và buộc phải mượn tiền từ những kẻ cho vay nặng lãi.
Để giải quyết vấn đề cung cấp dịch vụ tài chính cho những người cần, A.P. đã đưa ra một loạt các sáng kiến, thay đổi tư duy để đổi mới, theo quan điểm của McKelvey, một thành trì sáng tạo.
Dưới đây là một vài sáng kiến: Tập trung vào “Doanh nghiệp nhỏ”. Tìm ra cách phục vụ phụ nữ. Đưa ra lãi suất thấp. Tạo lực lượng bán hàng trực tiếp. Mức tối thiểu thấp. Cung cấp các khoản vay mua ô tô… và vài thứ khác, từng bước phát triển chuỗi cung cấp.
Tôi thích câu chuyện về Ngân hàng Ý vì đề cập đến nhiều về một trong những vấn đề lớn hơn của thời đại hiện tại là làm thế nào để phát triển một hệ thống vốn phục vụ tất cả mọi người thay vì chỉ phục vụ những người có tiền. Tuy nhiên, cuốn sách The Innovation Stack đã bỏ ngỏ một trong những vấn đề trọng tâm của đổi mới trong một thế giới ngày càng gia tăng bất bình đẳng: Làm thế nào chúng ta xác định, đánh giá và khuyến khích những đổi mới không tạo ra lợi nhuận cho tầng lớp tư bản ngày nay? McKelvey đưa ra một giả định là nguồn vốn phải đủ để thực hiện các ý tưởng đổi mới, phát triển các ý tưởng đáng giá thành hiện thực.
Doanh nhân cần trang bị những gì?
Giống như khi viết một cuốn sách hoặc một bài báo dài, thành trì sáng tạo là một loạt các đánh giá tốt sau những đánh giá tốt khác mà khi nhìn lại, có vẻ dễ dàng hơn nhiều so với thực tế. Vì vậy, các doanh nhân là những người được trang bị các kỹ năng tư duy phản biện, khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc giúp họ bền bỉ, tầm nhìn về sự thành công đạt được ở cuối hành trình – và có thể quan trọng nhất là may mắn.
“Hãy định nghĩa thành công giống như việc tung 10 đồng xu lên liên tiếp. Hãy tưởng tượng một nghìn người trong cùng phòng đang cố gắng làm điều đó. Cơ hội thành công của một người nào đó là 210 hoặc một trong số 1,024. Vì vậy, có thể sẽ có người thành công. … Sau lần lật thứ chín, chúng ta sẽ giảm xuống còn hai, và có thể một trong số họ giải thích, “Ồ, tôi lau khô tay sau mỗi lần lật và hình dung mặt hình đầu.” Người còn lại nói rằng cô đã hạ tay xuống rất chậm sau khi lật đồng xu, và điều đó luôn hiệu quả với cô ấy.
Điều đó minh họa cho hầu hết các lời khuyên về kinh doanh. Hãy nghi ngờ những điều này khi nó quá cụ thể và không dựa trên kiến thức chung.
Cảm xúc thực tế về cuộc sống trong tương lai
The Innovation Stack có lẽ là quan trọng nhất vì sự trung thực của McKelvey nói về việc trở thành doanh nhân không thoải mái như thế nào – trái ngược với nhiều câu chuyện tổng hợp, trơn tru xuất hiện từ thế giới kinh doanh. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông nói đã mất một thời gian trước khi nói về thời gian giá trị nhất trong các dự án hoặc công ty là ở giai đoạn đầu, trong giai đoạn mà quá trình đổi mới không cần kế hoạch và không phù hợp xảy ra mạnh mẽ nhất. Đó là giai đoạn của cuộc đời một công ty hoặc một dự án khi không có gì gắn kết với nhau, khi người ngoài đánh giá công ty sẽ thất bại và khi một doanh nhân thường xuyên cảm thấy muốn bỏ cuộc.
McKelvey lại tiếp tục cố gắng: Ông có một công ty liên doanh mới, Invisibly, tìm cách kiếm tiền từ nội dung theo cách mà ông nói người tiêu dùng cần kiểm soát dữ liệu của họ. Một vấn đề thiết yếu với mạng xã hội là các công ty không minh bạch trong mối quan hệ giữa nhà quảng cáo và người dùng phương tiện truyền thông.
Biên dịch: Gia Nhi
2 năm trước
Tỉ phú Jack Dorsey rời vị trí CEO Twitter9 tháng trước
Mark Cuban rời chương trình “Thương vụ bạc tỉ”1 năm trước
Chủ thương hiệu trà sữa Cha Panda thành tỉ phú