Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch 21.9 tiếp tục đà giảm khi tâm lý lo lắng về “bom nợ” Evergrande chưa chấm dứt và bán tháo vẫn tiếp diễn.
Sau phiên 20.9 ảm đạm khiến các chỉ số giảm sâu nhất trong nhiều tháng – Dow Jones mất 615 điểm, S&P 500 mất 1,7%, Nasdaq mất 2,2%, “thị trường gấu” (thị trường rớt giá) vẫn tiếp diễn trong phiên giao dịch 21.9. Dow Jones mất thêm 50 điểm (0,2%) – giảm gần 5% so với mức cao nhất trong tháng trước; S&P 500 và Nasdaq sụt giảm lần lượt 0,1% và 0,2%.
Trái ngược với xu hướng giảm, nhiều chuyên gia vẫn vững tin vào sức bật của thị trường chứng khoán Mỹ vì nhận định tình hình đại dịch đã bớt căng thẳng và đà tăng trưởng kinh tế đang mạnh trở lại.
Việc bán tháo hôm 20.9 là “sự hoảng loạn thái quá” của các nhà giao dịch yếu tâm lý, theo nhận định của trưởng ban chiến lược toàn cầu Marko Kolanovic tại JPMorgan. Ông vẫn kiên quyết với dự báo xu hướng “thị trường bò tót” (thị trường tăng giá), đồng thời lạc quan rằng S&P 500 có thể bứt thêm 9% vào cuối năm 2021.
Ngoài ra, Kolanovic cho biết chỉ số các doanh nghiệp vốn hóa nhỏ Russell 2000 giữ được phong đổ ổn định trong phiên 20.9 với đà tăng tưởng dài hạn. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với toàn thị trường khi cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường dẫn đầu so với các rổ chỉ số lớn.
Trong khi đó, thị trường Hồng Kông đã lấy lại đà tăng 0,5% trong phiên 21.9 – tuy vẫn giảm 12% so với năm 2020.
“Với tình hình Covid-19 diễn biến tích cực, đà tăng trưởng sẽ tiếp nối đến năm 2022 khi nhiều doanh nghiệp tái khởi động sản xuất kinh doanh và tăng cường chi tiêu. Ngân hàng trung ương cũng sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy tăng trưởng, thậm chí tình hình hiện tại ở Trung Quốc cũng sẽ sớm xoay chuyển theo chiều hướng tốt,” Kolanovic nhận định.
Trong bức thư gửi đến toàn bộ nhân viên của Evergrande hôm 20.9, chủ tịch tập đoàn hạ quyết tâm sẽ vực dậy công ty cũng như hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính với các nhà đầu tư, các đối tác và ngân hàng.
Phát biểu với CNBC về diễn biến phiên 23.9 tới – ngày đáo hạn khoản lãi vay phải trả 84 triệu USD của Evergrande, Ray Attrill từ ngân hàng Quốc gia Úc cho biết “những gì xảy ra vào hôm đó, dù thế nào cũng sẽ là sự kiện ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường sau này.”
Nhiều chuyên gia trước đó lo lắng về rủi ro đại suy thoái từ “bom nợ” Evergrande đã dần thay đổi quan điểm sau hôm 20.9. Ryan Detrick từ LPL Financial tin tưởng vào khả năng của chính phủ Trung Quốc, còn chuyên gia phân tích Dan Ives từ Wedbush cũng cho rằng tình hình sụt giảm hôm 20.9 là cơ hội tốt để mua vào các cổ phiếu công nghệ như Apple và Microsoft – hiện đang lấy lại đà tăng trưởng.
“Những “chú gấu” lo lắng viễn cảnh khủng hoảng do Trung Quốc, những “chú bò” lâu năm như chúng tôi vẫn nói hãy mua cổ phiếu công nghệ”, theo Ives.
Biên dịch: Thiên Tứ
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/dow-jones-tiep-tuc-da-giam-vien-canh-nao-cho-thi-truong)
2 năm trước
Hypebeast lên kế hoạch niêm yết trên sàn Nasdaq3 năm trước
Chứng khoán Mỹ kết tuần với kỷ lục mới