Trong hồ sơ chứng khoán hôm 27.6, tập đoàn bất động sản niêm yết tại Hong Kong cho biết Top Shine Global Limited có trụ sở tại Samoa đã đệ đơn kiến nghị phát mại China Evergrande lên Tòa án tối cao Hong Kong.
China Evergrande Group của tỉ phú Hứa Gia Ấn đã chịu tổn thất nặng nề từ đơn kiện đầu tiên về việc phát mại, trong bối cảnh công ty chìm trong nợ nần này vẫn đặt mục tiêu đưa ra kế hoạch tái cơ cấu khoản nợ hơn 300 tỉ USD vào cuối tháng 7.2022.
Trong hồ sơ chứng khoán hôm 27.6, tập đoàn bất động sản niêm yết tại Hong Kong cho biết Top Shine Global Limited có trụ sở tại Samoa đã đệ đơn kiến nghị phát mại China Evergrande lên Tòa án tối cao Hong Kong. Đơn kiện mới nhất liên quan đến nghĩa vụ tài chính 862,5 triệu đô la Hong Kong (110 triệu USD) mà Evergrande không nêu ra cụ thể chi tiết.
“Công ty kiên quyết phản đối yêu cầu phát mại,” China Evergrande cho biết trong hồ sơ. Tập đoàn này bổ sung thêm là không muốn việc kiện tụng ảnh hưởng đến kế hoạch hay lịch trình tái cơ cấu.
China Evergrande chưa phản hồi những yêu cầu tương tự đưa ra bình luận. Vào tháng 6.2022, tập đoàn đã tuyên bố vỡ nợ và tạm dừng giao dịch cổ phiếu kể từ tháng 3 cho biết vẫn đặt mục tiêu theo lịch trình ban đầu và đưa ra bản kế hoạch sơ bộ cho việc tái cơ cấu nợ trước khi kết thúc tháng 7.2022.
Sở Giao Dịch Hong Kong (HKEX) cũng đặt các điều khoản để tiếp tục việc giao dịch, khi yêu cầu China Evergrande công bố báo cáo tài chính và mở cuộc điều tra độc lập về khoản tiền gửi 13,4 tỉ nhân dân tệ (2 tỉ USD) đang bị phong tỏa tại các ngân hàng của công ty con về dịch vụ bất động sản Evergrande Property Services.
Hứa Gia Ấn, từng là người giàu nhất châu Á, hiện vẫn sở hữu khối tài sản gần 9 tỉ USD. Forbes ước tính, phần lớn trong số đó là cổ tức ông nhận được từ Evergrande trong nhiều năm qua.
Căng thẳng với Top Shine Global bắt nguồn từ thương vụ đầu tư vào tháng 3.2021. Công ty mẹ về đầu tư là một trong 17 công ty đã mua đã mua tổng cộng 16,35 triệu đô la Hong Kong (2 triệu USD) cổ phiếu trong Fangchebao, sàn giao dịch bất động sản và ô tô thuộc China Evergrande, theo hồ sơ chứng khoán vào thời điểm đó.
Top Shine Global, với Lin Ho Man là chủ sỡ hữu thụ hưởng, đã mua 0,46% cổ phần trong Fangchebao với mức giá 95,7 triệu USD. Trong khi đó, Triumph Roc International, công ty mẹ về đầu tư khác của Lin, cũng bỏ ra số tiền tương tự để sở hữu 0,46% cổ phần. China Evergrande cho biết phải mua lại số cổ phần trên với mức chênh lệch 15% nếu Fangchebao không thể hoàn tất việc phát hành công khai lần đầu (IPO) trong một năm sau khi giao dịch.
Đến nay, công ty này chưa hé lộ bất kỳ kế hoạch niêm yết cổ phiếu nào và được hãng truyền thông Trung Quốc Cailian Press đưa tin đã rút bớt hoạt động kinh doanh tại một số khu vực do gặp khó khăn về tài chính.
“Đơn kiến nghị nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư đang bất đồng về các công ty xử lý khoản nợ. China Evergrande không nên đối xử hời hợt với các nhà đầu tư chỉ vì họ không có đủ cổ phiếu, làm như vậy sẽ dẫn đến nhiều vụ kiện tụng về phát mại và tạo thêm áp lực trong việc thanh toán khoản nợ,” Yan Yuejin, giám đốc của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nhà điều khiển trung tâm (E-House) Trung Quốc đặt tại Thượng Hải cho biết.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/china-evergrande-group-bi-kien-trong-qua-trinh-tai-co-cau-no)
2 tháng trước
1 năm trước
Evergrande Group nộp đơn xin phá sản ở Hoa Kỳ10 tháng trước
Tòa án Hong Kong ra lệnh giải thể China Evergrande Group