Biến đổi khí hậu gây nên nhiều trận sạt lở núi, đá rơi và tuyết lở, làm chết hàng chục nghìn người trên thế giới.
Khối băng tuyết khổng lồ bị vỡ vào chiều 3.7, gây ra một trận tuyết lở sụp xuống sông băng Marmolada ở Dolomites, Ý. Các mảnh băng và tảng đá rơi xuống con đường mòn đi bộ đường dài nổi tiếng nằm dưới địa điểm tuyết lở 500m, khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và 14 người bị thương.
Thảm họa xảy ra sau một tháng thời tiết ấm áp và một ngày sau khi nhiệt độ cao kỷ lục 10 độ C được ghi nhận tại đỉnh núi ở độ cao 3.343 mét.
Nhiệt độ tăng cao trở thành nguyên nhân chính gây nên sạt lở núi, đá rơi, và tuyết lở.
Trong năm 2016, nhà địa mạo và leo núi Arnaud J.A.M. Temme sử dụng những cuốn sách hướng dẫn cũ thực hiện nghiên cứu tái dựng cảnh đá rơi dọc theo các tuyến đường đi bộ đường dài và leo núi phổ biến.
Nghiên cứu tập trung vào nhận thức nguy cơ đá rơi ở 5 ngọn núi ở vùng Eiger (dãy Alps của Thụy Sĩ). Nguy cơ đá rơi đột ngột cao hơn trên 69 tuyến đường (chiếm 19% trong tất cả các tuyến đường nằm trong nghiên cứu) do đá ở đó dễ vỡ hơn, theo những chuyên gia leo núi lâu năm. Họ nhận thấy nhiều vách đá không còn vững chắc và thậm chí kiên cố trong vài thập niên qua.
Những quyển sách hướng dẫn gần đây nhất cũng cảnh báo bảy tuyến đường quá nguy hiểm không nên thực hiện các chuyến đi bộ đường dài hoặc leo núi.
Còn về tình trạng sạt lở nặng, xu hướng chưa rõ ràng lắm.
Năm 2008, những nhà nghiên cứu của đại học Innsbruck đánh giá thời kỳ những trận sạt lở và đá rơi xảy ra ở dãy núi Central Alps. Cho dù chưa hoàn chỉnh nhưng cơ sở dữ liệu của họ ghi nhận lại những trận sạt lở xảy ra trong khoảng thời gian 10.000 năm.
Họ đã tìm thấy những dấu hiệu về sự dịch chuyển lớn trong suốt thời kỳ đới Hạ Boreal (4.200 đến 3.000 năm trước), có khí hậu ấm và ẩm ướt.
Nhiệt độ tăng cao khiến các sông băng co lại và làm băng tan ra. Điều này làm cho các sườn núi nhanh chóng mất đi chỗ chống đỡ cũng như chất keo “đóng băng” giữ chúng lại với nhau. Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi lượng mưa.
Trong khi mùa đông ít tuyết hơn, mùa hè lại nhiều mưa hơn. Nước thấm vào đá thông qua các khe nứt rộng, hoạt động như chất bôi trơn và làm cho các khối đá hoặc băng khổng lồ trượt và rơi xuống.
Biên dịch: Gia Nhi
Xem thêm:
Kinh tế tuần hoàn – giải pháp cho biến đổi khí hậu
Càng ở nước nghèo càng bị tác động của biến đổi khí hậu
John Doerr tài trợ 1,1 tỉ USD cho đại học Stanford để nghiên cứu khí hậu
Xu hướng: Tiền mã hóa và khủng hoảng khí hậu
1 năm trước
Nồng độ CO2 trong khí quyển cao kỷ lục