Xu hướng

Voes & Co sử dụng cây xương rồng làm nguyên liệu sản xuất giày bốt

9 tháng trước
Tác giả Cassell Ferere

Desiree Dupuis, nhà sáng lập Voes & Co, hướng đến nguồn nguyên liệu thuần chay như da làm từ cây xương rồng trong sản xuất giày bốt.

Share
this:

Khi chế độ ăn thuần chay đang dần trở thành trào lưu hiện hành, một vài người hoàn toàn chuyển đổi sang lối sống bền vững. Là người sáng lập Voes & Co, Desiree Dupuis coi chủ nghĩa thuần chay là giải pháp để thực hiện sáng kiến liên quan đến quá trình sản xuất da. Cô cùng với thương hiệu Voes & Co đã sử dụng sáng kiến đó để sản xuất ra đôi giày bốt Chelsea không dùng da động vật truyền thống.

“Tôi đã ăn chay trường từ năm 2008 kể từ khi đọc cuốn sách Skinny Bitch và nhận ra thật tàn bạo khi ăn thịt,” Dupuis giải thích. “Tôi thích thời trang, đặc biệt giày, và muốn tạo ra một sự thay thế tốt, bền vững hơn cho giày làm từ da động vật.”

Chẳng hạn, Voes & Co là thương hiệu gắn liền với ngành sản xuất giày dép bền vững mới nổi bao gồm nhựa tái chế được sử dụng trong các thiết kế giày dép in 3D.

Voes & Co sản xuất đôi bốt từ chất liệu cây xương rồng. Ảnh: Owais/ Forbes 

Những thương hiệu như Santos by Monica cũng nuôi dưỡng ý tưởng này, sản xuất túi xách da làm từ cây xương rồng. Người sáng lập thương hiệu trên, Monica Santos, đã tuyên bố với tạp chí PAGE, “Tôi có nguồn nguyên liệu làm từ cây xương rồng vì tôi biết chúng cần ít nước. Có nhiều lựa chọn thuần chay, nhưng chúng không tốt cho môi trường vì chúng sử dụng nhựa.”

Santos kết hợp nhiều lựa chọn khác nhau hướng đến tính bền vững trong dây chuyền sản xuất để khuyến khích thực hiện tại địa phương. “Lớp lót túi được làm từ chai nước tái chế, và tôi chỉ sử dụng 100% cotton hữu cơ cho các sợi chỉ. Nhãn mác và giấy lụa cũng dùng 100% vật liệu tái chế. Tôi cố gắng tìm mọi thứ có sẵn tại địa phương. Ngoài những sợi xương rồng có nguồn gốc từ Mexico, mọi thứ khác tôi đều lấy tại địa phương hoặc tự làm.”

Santos by Monica cũng đã nuôi dưỡng ý tưởng này, sản xuất túi xách da làm từ cây xương rồng. Ảnh: Santos by Monica/ Forbes

Với mong muốn truyền cảm hứng cho ngành thời trang phát triển bền vững hơn, Dupuis và Voes & Co đang cố gắng sử dụng thêm nhiều vật liệu thuần chay trong quá trình sản xuất. Chất liệu da được sản xuất từ cây xương rồng đóng vai trò rất quan trọng với một số lý do bao gồm cả khả năng hấp thụ CO2 hiệu quả từ khí quyển.

Một nghiên cứu của nhà sản xuất da từ cây xương rồng hàng đầu Desserto đã kiểm tra rằng trang trại trồng xương rồng rộng 5 ha có khả năng hấp thụ khoảng 8100 tấn CO2. Xương rồng cũng không cần nhiều nước nên chúng là cây thân thiện với môi trường. Trồng một kilogram xương rồng chỉ cần khoảng 200 lít nước, không cần tưới nhiều mà vẫn lớn.

Những thương hiệu như Santos by Monica cũng đã nuôi dưỡng ý tưởng này, sản xuất túi xách da làm từ cây xương rồng. Ảnh: Santos by Monica/ Forbes

“Chúng tôi đã đạt được những bước tiến lớn trong việc phát triển các lựa chọn thay thế nguồn vật liệu lấy từ động vật. Hiện giờ, chúng tôi cần những giải pháp để không phải sử dụng nhựa nữa,” Dupuis lưu ý. “Mặc dù chất liệu da từ cây xương rồng vẫn chưa hoàn hảo lắm nhưng đây là một bước đi đúng hướng để loại bỏ nhựa trong ngành da thuần chay.”

Người sáng lập Voes & Co, Desirèe Dupuis, là một nhà bảo vệ môi trường. Ảnh: Owais/ Forbes  

Các công ty như Voes & Co sử dụng da sản xuất từ cây xương rồng để đưa ra giải pháp thay thế bền vững và không độc hại cho da truyền thống. Ngoài ra, giải pháp này cũng giúp tiết kiệm nước, cần lượng ít hơn nhiều so với da truyền thống. Voes & Co nhắm đến mục tiêu nâng cao nhận thức về những lợi ích này và truyền cảm hứng cho mọi người lựa chọn các loại giày dép bền vững hơn như giày sử dụng da làm từ cây xương rồng.

Voes & Co mong muốn thực hiện nhiều kế hoạch bảo vệ động vật và môi trường ngoài việc tạo ra những đôi giày bốt chất lượng. Người sáng lập, Desirèe Dupuis, là một nhà bảo vệ môi trường và cũng tham gia vào các sáng kiến khác, chẳng hạn như Kove Ocean Foods, công ty sử dụng rong biển để sản xuất thực phẩm bền vững, và Ruben’s Shoes Society, tổ chức giáo dục cho trẻ em kém may mắn.

Theo kết quả một nghiên cứu do nhóm tư vấn North Mountain về sáng kiến Đổi mới vật liệu thực hiện vào năm 2021, Dupuis giải thích: “55% người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm sử dụng những giải pháp thay thế da động vật vì tác động tiêu cực đến động vật cũng như môi trường. Đồng thời, khoảng 80% người tiêu dùng thích da động vật hơn da tổng hợp hiện sẵn sàng mua sản phẩm với da làm từ thực vật.”

Biên dịch: Gia Nhi

———————-

Xem thêm:

Nguồn vốn mới giúp Illumix có thể thay đổi ngành thời trang
Nhà bán lẻ thời trang Trung Quốc Shein được định giá 100 tỉ USD
Kinraden tăng trưởng nhờ thiết kế trang sức bền vững