Quốc tế

Thượng Hải bị phong tỏa đến ngày 5.4 vì COVID-19

Share
this:

Tư ngày 28.3, Thượng Hải bước vào đợt phong tỏa theo hai giai đoạn trong bối cảnh số ca nhiễm tại Trung Quốc gia tăng.

Vào ngày 28.3, Thượng Hải bước vào đợt phong tỏa theo hai giai đoạn, lớn nhất Trung Quốc trong hơn hai năm qua, khi trung tâm tài chính với 26 triệu dân tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 gia tăng.

Lực lượng cảnh sát túc trực phương tiện đi lại tại hầm chui ở quận Phố Đông, Thượng Hải. Ảnh: Afp Via Getty Images

Giai đoạn đầu tiên – phong tỏa trong 5 ngày bắt đầu từ ngày 28.3 – sẽ ngăn cách quận tài chính Phố Đông và các khu vực lân cận, khi người dân tiến hành xét nghiệm diện rộng. 5 ngày phong tỏa tiếp theo sẽ bắt đầu từ ngày 1.4 và tập trung vào khu vực trung tâm phía tây sông Hoàng Phố.

Trong quá trình phong tỏa, người dân sẽ phải ở nhà và nhu yếu phẩm được vận chuyển đến điểm chỉ định gần nhà họ.

Mọi hoạt động kinh doanh và làm việc văn phòng không thiết yếu vẫn phải đóng cửa và phương tiện công cộng cũng sẽ dừng hoạt động.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (SSE) vẫn mở cửa và một số nhà giao dịch hoạt động theo cơ chế “bong bóng khép kính” phòng COVID-19 trong thời gian phong tỏa, theo Associated Press. Phần lớn chỉ số Shanghai Composite của SSE vẫn giữ nguyên mức bằng phẳng, chỉ tăng thêm 0,07%.

Tổng số ca mắc COVID-19 không triệu chứng ghi nhận tại Thượng Hải hôm 28.3 là 3.450 người, chiếm gần 70% tổng số ca nhiễm trên toàn quốc, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Trung tâm tài chính này cũng ghi nhận 50 trong 1.219 ca nhiễm có triệu chứng. Phần lớn trường hợp lây nhiễm trong đợt bùng dịch tại Thượng Hải đều được xác định “không có triệu chứng”, khi giới chức địa phương tiến hành xét nghiệm diện rộng tại nhiều nơi trong thành phố.

Kể từ thời điểm đại dịch bùng phát, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 4.638 trường hợp tử vong do COVID-19. Vào đầu tháng 3.2022, Trung Quốc ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên trong gần 14 tháng qua. Tuy vậy, nước này tiếp tục có tỷ lệ tử vong thấp hơn bất kỳ quốc gia nào khác, ngoại trừ Burundi.

Đợt bùng dịch tại Thượng Hải và tỉnh Cát Lâm đã trở thành thách thức lớn nhất cho chiến lược “Zero COVID” của Trung Quốc. Bắc Kinh đã áp dụng chiến lược này trong hơn một năm qua, gồm nhanh chóng phong tỏa và xét nghiệm diện rộng tại những thành phố phát hiện bùng dịch, nhằm dập đợt lây lan từ bên trong biên giới.

Tuy vậy, số ca nhiễm gia tăng đã đẩy nhanh tốc độ lây lan từ biến thể phụ của omicron – BA.2 hay “biến thể tàng hình”, do nó không chứa đột biến đặc trưng có trên những biến thể phụ khác. Qua đó, khiến cho BA.2 khó xác định hơn các biến chủng cũ qua xét nghiệm PCR.

Xem thêm: Trung Quốc phong tỏa Vũ Châu khi phát hiện 3 ca nhiễm COVID-19

Biên dịch: Minh Tuấn