Startup chuyên về AI, Kneron đặt mục tiêu tăng trưởng từ việc hỗ trợ cho Foxconn sản xuất xe điện, mặc cho tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.
Kể từ đó, startup này đã gọi được vốn hơn 100 triệu USD từ những nhà đầu tư, gồm Alibaba, Foxconn, Qualcomm, Sequoia Capital và Horizons Ventures của tỉ phú Hong Kong, Lý Gia Thành.
Với tấm bằng cử nhân ngành kỹ thuật điện tại đại học California (LA), làm việc tại Samsung và doanh nghiệp khổng lồ về vật liệu bán dẫn Qualcomm (Mỹ), vào năm 2015, Albert Liu thành lập Kneron, startup chuyên về AI tại San Diego.
Vào năm 2020, trong bối cảnh nhu cầu về AI tăng cao, Kneron đã huy động 40 triệu USD tại vòng gọi vốn do Horizons Ventures dẫn đầu. Nguồn vốn trên đã thúc đẩy quá trình mở rộng quy mô của Kneron.
Hiện nay, startup này có 210 nhân sự làm việc tại ba văn phòng ở Đài Loan, ba văn phòng tại Trung Quốc Đại lục. “Nếu những công ty khác muốn tham gia vào một lĩnh vực quan trọng tiếp theo, thì đó sẽ là về AI,” Liu (40 tuổi), trong đoạn video phỏng vấn cho biết.
Vào năm 2020, thị trường AI toàn cầu có giá trị 62 tỉ USD và được kỳ vọng sẽ mở rộng với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm 40% giai đoạn 2021-2028, theo Grand View Research, công ty về nghiên cứu liên tục và sáng kiến sử dụng trong lĩnh vực tự động, sức khỏe, bán lẻ, tài chính và sản xuất.
Kneron chuyên về cải thiện năng lượng cho vi xử lý bán dẫn cho công nghệ AI tân tiến. Vào năm 2020, doanh thu từ vi xử lý AI tăng gấp đôi, lên 11 triệu USD, với triển vọng đạt 25 triệu USD trong năm 2021, Liu cho biết. Kneron là một trong những nhà sản xuất cung cấp cảm biến tích hợp AI với phần mềm cho nhà máy sản xuất xe điện của Foxconn.
Ngày 3.11, Kneron công bố những vi xử lý mới sẽ hỗ trợ cho Foxconn sản xuất xe điện. Thỏa thuận với Foxconn là một phần trong kế hoạch của Kneron tham gia vào các ngành dọc, gồm xe hơi, Liu cho biết.
“Foxconn là tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất. Chỉ cần có yêu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho công ty cạnh tranh với Tesla,” anh cho biết. Hiện nay, Kneron đang phát triển quan hệ kinh doanh với các hãng xe Nhật Bản, Liu cho biết thêm.
Vào tháng 7.2021, công ty đã được bộ Kinh tế Đối ngoại Đài Loan cho phép mua lại Vatics, nhà phát triển công nghệ xử lý hình ảnh – tín hiệu của Đài Loan trong thương vụ giao dịch trị giá 10 triệu USD tiền mặt.
Ngay cả khi toàn cầu đang thiếu hụt chip, Kneron vẫn không bị chững lại. Theo Liu, công ty đã lách qua được tình trạng thiếu hụt nhờ vào viêc đặt hàng sớm, cách mỗi ngày liên hệ với những nhà thầu và tạo ấn tượng tới TSMC và Samsung, hai nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với ý tưởng là công nghệ AI của mình sẽ giữ đơn hàng chip thuận lợi trong tình trạng thiếu hụt toàn cầu.“So với những công ty chưa có tên tuổi, họ sẽ hỗ trợ chúng tôi đầu tiên do đơn hàng gần như tăng gấp ba qua từng năm. Chúng tôi được đối xử như một ‘siêu sao’ tiếp theo,” Liu cho biết.
Những nhà sản xuất lớn sẽ ưu tiên các khách hàng có cam kết giữ đơn hàng, Brady Wang, nhà phân tích của công ty thông tin thị trường, Counterpoint Research đặt tại Đài Bắc cho biết.
Theo Liu, Kneron đảm bảo có đủ nguồn cung vi xử lý qua quý 3.2022. Liu thừa nhận những đơn hàng hiện nay vẫn sẽ diễn ra chậm hơn trước thời điểm khan hiếm chip vào năm 2020 và mức phí mà Kneron phải trả đã tăng từ 10% đến 20%.
Albert Liu đã tăng giá sản phẩm của mình để bù vào, và chỉ giới hạn phục vụ các khách hàng lớn hơn. “Cũng như TSMC, chúng tôi lựa chọn khá kỹ càng về những khách hàng mà công ty hỗ trợ,” anh cho biết.
Biên dịch: Minh Tuấn
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/startup-ai-kneron-dat-muc-tieu-tang-truong-tu-xe-dien-khi-toan-cau-khan-hiem-chip)
1 năm trước
11 tháng trước