multi-media / Megastory

Forbes Việt Nam số 127: Công nghiệp bán dẫn

Nhân lực chất lượng cao là nguyên khí của mỗi quốc gia. Nếu Việt Nam xây dựng được chính sách ưu tiên phát triển, có thể kỳ vọng ngành bán dẫn và kinh tế Việt Nam sẽ cất cánh khi các nguồn lực được khơi thông.

Quy mô thị trường bán dẫn toàn cầu đạt 521 tỉ đô la Mỹ vào năm 2023. Bán dẫn là ngành lõi của lĩnh vực công nghiệp có quy mô lên tới 6.000 tỉ đô la Mỹ. Trong 30 năm qua, lĩnh vực bán dẫn đã định hình chuỗi giá trị với các tên tuổi lớn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số quốc gia tại EU.

Chúng ta sở hữu một số lợi thế: vị trí địa lý thuận lợi; lực lượng lao động trẻ, năng động; môi trường đầu tư ổn định và hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện; tiềm năng đất hiếm chưa được khai phá; hiệp ước chiến lược toàn diện với nhiều nền kinh tế lớn. Sự có mặt của 40 công ty thiết kế có vốn FDI và nhiều tập đoàn nổi tiếng Hanmi Semiconductor, Amkor Technology, Hana Micron Vina… đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn là minh chứng cho các sức hút này.

Với hàng rào kỹ thuật cao, việc các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chen chân vào chuỗi giá trị trước đây có cánh cửa khá hẹp. Tuy nhiên, với sự tái định vị chuỗi giá trị ngành bán dẫn sau đại dịch COVID-19, cuộc chiến công nghệ giữa các nền kinh tế lớn đang mở ra cánh cửa cho Việt Nam.

Tại Việt Nam, câu chuyện ngành bán dẫn nóng lên gần đây sau tuyên bố Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ. Sự quan tâm của toàn xã hội đến lĩnh vực này xuất phát từ các cơ hội to lớn đang mở ra với Việt Nam: thu hút dòng vốn FDI chất lượng; thay đổi mô hình tăng trưởng; thúc đẩy chuyển đổi số; tái định vị xuất khẩu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách giáo dục và đào tạo.

Chuỗi giá trị ngành bán dẫn có ba mắt xích lớn: thiết kế – sản xuất – đóng gói và kiểm thử. Công nghệ chế tạo và thu nhỏ chất bán dẫn là một trong các thách thức kỹ thuật lớn nhất trong thời đại chúng ta. Không dễ để chen chân vào khâu R&D và sản xuất bán dẫn khi năng lực công nghệ lõi được nắm giữ bởi một số ít tập đoàn lớn trên thế giới. Vì vậy, giữa kỳ vọng và thực tế luôn tồn tại khoảng cách. Với sự chuẩn bị về nguồn nhân lực, Việt Nam có cơ hội lớn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ở khâu thiết kế và đóng gói – kiểm thử.



Forbes Việt Nam 127: Công nghiệp bán dẫn


Sự kiện & Bình luận




Từ nhân lực đến chính sách quốc gia


Việt Nam với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, hoàn toàn có cơ hội để đóng vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của lĩnh vực bán dẫn, vi mạch ở cấp độ toàn cầu trong dài hạn khi hội tụ các thuận lợi:
1. Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt: Chính trị ổn định, vị trí tối ưu về chi phí logistics mang lại lợi thế cho Việt Nam.
2. Nguồn nhân lực dồi dào: Việt Nam đã đào tạo và phát triển nhân lực ngành bán dẫn gần 6.000 kỹ sư thiết kế
3. Việt Nam sở hữu trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai trên thế giới, gần như chưa được khai thác.
4. Việt Nam và Hoa Kỳ tác chiến lược toàn diện

Nguyễn Thanh Yên

Tổng giám đốc CoAsia Semi Việt Nam, thành viên ban quản trị Cộng đồng Vi mạch Việt Nam




NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT








Phát Triển Ngành Bán Dẫn

Cơ Hội & Thách Thức

Lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam nóng lên sau tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ vào tháng 9.2023. Với kỳ vọng vươn lên trở thành quốc gia có vai trò quan trọng trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu, Việt Nam có cơ hội và đối diện thách thức nào? Nhằm cung cấp những góc nhìn đa chiều, Forbes Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đại diện các công ty hoạt động trong ngành bán dẫn tại Việt Nam: ông Ooi Kim Huat – phó chủ tịch phụ trách sản xuất, chuỗi cung ứng và vận hành Intel, CEO Intel Products Việt Nam (IPV); ông Trần Đăng Hòa – chủ tịch FPT Semiconductor; ông Đỗ Minh Phú – đồng sáng lập và CEO Wavelet.

– Tuyết Ân & Tạ Hồng Phúc








Trường Đại Học Thứ Hai

Sau 20 năm hoạt động, Renesas Việt Nam trở thành trung tâm thiết kế lớn nhất bên ngoài Nhật Bản của tập đoàn Renesas, nhà cung cấp linh kiện bán dẫn xe hơi hàng đầu thế giới. Là công ty thiết kế bán dẫn duy nhất tại Việt Nam có trên một ngàn kỹ sư, gấp 2-3 lần quy mô công ty kế tiếp, Renesas Việt Nam đóng góp thầm lặng vào sự hoạt động của hàng triệu chiếc xe hơi trên thế giới.

Tạ Hồng Phúc






Bến Mới Của Marvell

Marvell là công ty đang giữ thị phần vững vàng ở những lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn: trung tâm dữ liệu đám mây, viễn thông 5G, hệ thống điều khiển ô tô và trí tuệ nhân tạo. Giờ đây, với vai trò của hai nhà lãnh đạo gốc Việt, Việt Nam dần trở thành một trong hai bộ phận quan trọng nhất với Marvell Technology bên ngoài nước Mỹ, là nôi ươm mầm thêm đội ngũ kỹ sư bán dẫn hiện có tại Việt Nam.

– Trọng Nam





Tấm Thẻ Quyền Năng

Trong vòng một năm, gần 60 triệu thẻ CCCD gắn chip đã được phát hành, một tốc độ đáng kinh ngạc bất chấp diễn biến đại dịch COVD-19 phức tạp thời điểm đó. Tấm thẻ CCCD gắn chip nhanh chóng quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng rất ít người biết về những con chip nhỏ bé mà quan trọng được thiết kế và sản xuất bởi Infineon Technologies AG (Infineon), một trong những công ty bán dẫn lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đức.

– Bạch Mộc


Đi Cùng “Make In Vietnam”

Hai thập niên qua ngành viễn thông trải qua nhiều thách thức trước áp lực thay đổi công nghệ. Qualcomm đồng hành cùng hệ sinh thái ngành viễn thông di động qua nhiều thế hệ công nghệ, từ CDMA đến mạng di động thế hệ 3G, đến 4G, 5G. Cột mốc quan trọng nhất đánh dấu sự mở rộng của Qualcomm là vào năm 2020, trung tâm R&D đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á mở tại Hà Nội.

– Tuyết Ân






Thành Viên Tỉ Đô

Chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế, sản xuất và quản lý sản phẩm cho các công ty điện tử toàn cầu, Jabil đặt chân vào thị trường Việt Nam ở giai đoạn quốc gia bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng với khoảng 53 triệu người trong độ tuổi lao động. Từ một ‘người em út’ trong các thành viên của tập đoàn, thì nay Jabil Việt Nam nằm trong số ít nhà máy đạt quy mô lớn của Jabil trên toàn cầu.

– Tạ Hồng Phúc





Đặt Chân Vào Chuỗi

Trong khoảng 40 công ty thiết kế chip đang hoạt động tại Việt Nam, cứ bốn doanh nghiệp thì có ba công ty vốn tập đoàn nước ngoài. Số công ty nội địa hoạt động trong lĩnh vực này đa phần có các công nghệ lớn như Viettel hay FPT “chống lưng” hoặc có sự hỗ trợ của các nhà sáng lập quốc tế. VNChip là công ty hiếm hoi do người Việt thành lập trong mảng thiết kế bán dẫn, lĩnh vực vốn là địa hạt thống lĩnh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

– Tạ Hồng Phúc


Tuyển Quân Dựng Chip

Muốn đẩy mạnh phát triển lĩnh vực bán dẫn Việt Nam trước tiên cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đây là thông điệp Thủ tướng Chính phủ không ít lần nhấn mạnh. Nhà điều hành cũng mong muốn Việt Nam đạt mục tiêu ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn cho đến 2030, có nghĩa gấp mười lần con số hiện nay. Sẽ cần đề án triển khai cụ thể để tham vọng này trở thành hiện thực.

– Bạch Mộc


Đánh Thức Tiềm Năng Đất Hiếm

Đất hiếm là khoáng sản đặc biệt, phân bố hạn chế tại một số khu vực. Đất hiếm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn. Theo cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới. Forbes Việt Nam trao đổi với ông Kevin Flaherty, chuyên gia tài nguyên và năng lượng.

– Bạch Mộc





QUỐC TẾ



Vận May Của Bad Bunny

BENITO ANTONIO MARTÍNEZ OCASIO đã tận dụng hiệu quả sức mạnh của nền tảng phát nhạc trực tuyến và mạng xã hội để trở thành một trong những nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng nhất thế giới. Giờ đây, nam ca sĩ, rapper với nghệ danh “Bad Bunny” đang dùng tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình để xây dựng một đế chế về giải trí, thời trang và thể thao.

– María Gracia Santillana Linares


Tổng Lực Phát Triển

Sau hơn ba thập niên kinh doanh điện tại Thái Lan, giờ đây B.Grimm đang mở rộng mạnh mẽ ra nước ngoài để nắm bắt cơ hội tăng trưởng từ năng lượng tái tạo. Harald Link, chủ tịch thế hệ thứ ba tại B.Grimm, hi vọng việc mở rộng ra thị trường nước ngoài giúp tăng gấp đôi công suất cho các dự án năng lượng tái tạo, gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và gió, lên 50%.

– Phisanu Phromchanya


Dồi Dào Năng Lượng

Hilmi Panigoro tiến hành đa dạng hóa Medco, mở rộng sang lĩnh vực khai thác mỏ và năng lượng tái tạo, đồng thời tiếp tục tiến sang lĩnh vực dầu khí, và tiến về phía trước dẫu phải trải qua nỗi đau mất người thân.Trong khi xem khai thác mỏ và năng lượng tái tạo là động lực tăng trưởng trong tương lai, Panigoro vẫn có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh nhiên liệu hóa thạch cốt lõi của mình.

– Ardian Wibisono & Gloria Haraito











DANH SÁCH FORBES



Danh sách giàu nhất nước Úc

Mặc dù giá trị đô la Úc sụt giảm, 50 người giàu nhất nước Úc vẫn ghi nhận khối tài sản tăng lên so với một năm trước. Theo đó, tổng giá trị tài sản trong danh sách năm 2024 tăng thêm chín tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 4%, lên 222 tỉ đô la Mỹ. Có ba cái tên rời khỏi danh sách năm nay. Giá trị tài sản ròng tối thiểu để lọt vào nhóm 50 người giàu nhất nước Úc tăng từ 960 triệu đô la Mỹ lên một tỉ đô la Mỹ

The Forbes 30 Under 30


Những thanh niên tạo thay đổi trong danh sách Forbes 30 Under 30 thường niên lần thứ 13 của Forbes đang vận dụng trí tuệ của họ vào sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI). Họ đang tiến đến tự động hóa nhiều hơn, triển khai AI trong sản xuất (cung cấp các tuyến giao hàng bền vững hơn), tiếp thị (quảng cáo tùy chỉnh hàng loạt) và còn hơn thế nữa. Bên cạnh đó, những doanh nhân khác trong danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2024 đang chống lại biến đổi khí hậu thông qua các thị trường tín chỉ carbon, xây dựng các ngân hàng và sản xuất nhựa thân thiện với môi trường.

Doanh Nhân Từ Thiện Châu Á


Danh sách thường niên lần thứ 17 của Forbes Asia tôn vinh 15 nhà hảo tâm trong năm qua đã thể hiện quyết tâm và quyên góp hào phóng cho những mục tiêu từ thiện bác ái. Hằng năm, Forbes Asia sàng lọc hàng chục cái tên – từ những nhà hảo tâm lâu năm cho đến những người mới – để biên soạn danh sách chọn lọc về những “anh hùng từ thiện” trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một số tỉ phú tiếp tục tài trợ số tiền đáng kể để các quỹ từ thiện của họ thực hiện sứ mệnh của mình.




Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Forbes Việt Nam số 127

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/forbes-viet-nam-so-127-cong-nghiep-ban-dan)