Magazine

Forbes Việt Nam số 101: Câu chuyện kinh doanh của năm

10/01/2022

Trong số đầu năm, Forbes Việt Nam công bố 10 sự kiện kinh doanh nổi bật nhất năm qua với sự đóng góp ý kiến và phản biện của các nhà nghiên cứu kinh tế, chuyên gia quản lý quỹ và chứng khoán. 10 sự kiện Forbes Việt Nam công bố là các sự kiện mang tính xu hướng, tạo dấu ấn tích cực hoặc tiêu cực trong các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng.

Share with


#1


Tăng trưởng GDP Việt Nam thấp nhất ba thập niên

Do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, GDP tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua


#2


Kinh tế vĩ mô ổn định trong bối cảnh thế giới biến động

Việt Nam vẫn duy trì kinh tế vĩ mô ổn định dù chịu cú sốc lớn từ bên ngoài


#3


Xuất khẩu Việt Nam vươn lên những kỷ lục mới bất chấp dịch bệnh

Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong gia đoạn giãn cách nhưng năm 2021 kim ngạch xuất khẩu vẫn vươn lên kỷ lục mới


#4


Chính phủ đưa ra mục tiêu Net Zero vào năm 2050 tại COP26

Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết cắt giảm phát thải để đạt mục tiêu cân bằng Carbon vào năm 2050


#5


Việt Nam nằm trong tốp những nước phát triển nhanh nhất thế giới về năng lượng tái tạo

Với chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời và điện gió, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về năng lượng tái tạo


#6


VN-Index thiết lập kỷ lục mới về điểm số và thanh khoản

Nhờ lãi suất rẻ và đông đảo nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường, chứng khoán Việt Nam bùng nổ với những kỳ lục mới


#7


Bùng nổ vốn vào startup Việt Nam

Sau năm 2020 chững lại, năm 2021 dòng vốn đầu tư vào các startup bùng nổ


#8


Mobile Money chính thức được triển khai

Tài khoản chứa tiền gắn với số thuê bao di động của người dùng. Kỳ vọng thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, phổ rộng tài chính vi mô đến vùng sâu vùng xa vốn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống


#9


Phiên đấu giá lịch sử đất khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phiên đấu giá bốn lô đất diện tích 5-10 ngàn m2 tại phân khu số ba, khu đô thị mới Thủ Thiêm dự kiến mang về cho ngân sách TP.HCM hơn 37 ngàn tỉ đồng


#10


Đại dịch COVID-19 thúc đẩy nền kinh tế không tiếp xúc

Đại dịch COVID-19 thúc đẩy nền kinh tế không tiếp xúc và quá trình chuyển đổi số cũng như nhiều mô hình kinh doanh trực tuyến.


CÂU CHUYỆN TRANG BÌA



Sếu Đầu Đàn

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt bùng phát COVID-19 năm 2021 khiến mọi người chú ý đến một công ty nắm gần một nửa sản lượng hàng container xuất nhập khẩu của Việt Nam: tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. – Minh Thiên



Tổng công ty trực thuộc Quân chủng Hải quân của bộ Quốc phòng, là một trong bảy “sếu đầu đàn” – cụm từ mô tả bảy tập đoàn kinh tế mạnh nhất của nhà nước, hoạt động trên chiến lược kiềng ba chân: khai thác cảng, dịch vụ logistics, vận tải và các dịch vụ kinh tế biển. 

Tân Cảng Sài Gòn khai thác 18 cảng biển trải dài từ Bắc tới Nam thuộc quy mô lớn nhất Việt Nam, đồng thời nhà cung cấp các hạ tầng dịch vụ logistics đầy đủ từ vận tải, dịch vụ kho bãi, quản lý tồn kho, dịch vụ cảng, vận tải biển, dịch vụ hải quan. “Sếu đầu đàn” hiện nắm gần 40% thị phần hàng hóa container xuất nhập khẩu cả nước. Không chỉ có lợi thế về quy mô, “khủng long” ngành cảng biển còn được biết đến là đơn vị nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin từ sớm giúp họ ứng biến linh hoạt trong dịch bệnh vừa qua.



CÁC NỘI DUNG NỔI BẬT



Mục tiêu tham vọng

Sau màn giới thiệu ấn tượng hai mẫu ô tô điện tại triển lãm quốc tế Los Angeles Auto Show 2021, dư luận trong nước và quốc tế tò mò VinFast – thương hiệu non trẻ của Việt Nam sẽ tiến ra thị trường toàn cầu theo cách nào? – Giang Thanh

Không ngừng thay đổi

Xuất khẩu đồ gỗ là một điểm sáng trong thương mại quốc tế của Việt Nam vài năm trở lại đây. Thành tích đó có đóng góp của những cái tên như Tiến Đạt, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nội thất lớn tại khu vực miền Trung.  – Linh Chi

Cuộc đua ngoạn mục

Tận dụng phụ phẩm trong sản xuất mía, 2021 tiếp tục là năm bùng nổ dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Trung Nam Group kịp hoàn thành ba nhà máy điện gió công suất 500MW hưởng giá FiT – Giang Thanh

Đi tìm mảnh ghép

Dịch chuyển mô hình từ phân phối truyền thống sang cung cấp dịch vụ phát triển thị trường, Digiworld liên tục chinh phục những cột mốc mới và thay đổi vị thế kinh doanh. – Tuyết Ân

Bán lẻ xoay vần

Năm 2021 ngành bán lẻ vận hành với hai nửa đối lập sáng – tối. Đại dịch COVID-19 tạo cơ hội cho một số lĩnh vực bứt phá, phần còn lại gặp nhiều thách thức khi chuỗi cung ứng, vận hành và cả hành vi người tiêu dùng thay đổi. – Minh Tâm

Một năm chứng khoán

Năm 2021, nhiều nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam sống trong những ngày hoàng kim khi thị trường chứng khoán liên tục lập các kỷ lục mới về điểm số và thanh khoản, mở ra những cơ hội lớn. Mộc Lan


DANH SÁCH
20 NỮ DOANH NHÂN QUYỀN LỰC CHÂU Á 2021


Gần hai năm trôi qua kể từ khi đại dịch COVID–19 bùng phát, các lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu buộc phải thích ứng với thực tế mới. 20 thành viên trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2021, ở độ tuổi 30 đến 70, đã nắm bắt cơ hội giữa những thách thức, đưa công ty đến những cột mốc mới và liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Họ đã chứng minh rằng giới tính và tuổi tác không thể cản trở thành công.


TIỀN VÀ ĐẦU TƯ


Chú mèo 30 tỉ đô

Nguồn thu lớn từ các khoản đầu tư vào Petsmart và Chewy đã giúp Raymond Svider của công ty BC Partners nhận ra, đôi khi đầu tư gấp đôi và chấp nhận rủi ro là lựa chọn tốt hơn. Antoine Gara


ĐỔI MỚI


Những anh chàng bên trong bong bóng

Những nhà sáng lập OpenSea phát triển mạnh nhờ xây dựng thị trường rộng mở để khởi tạo và kinh doanh tất cả các loại hình NFT. Jeff Kauflin


CÔNG TY, CON NGƯỜI


Vượt biên giới âm thanh

Daniel Ek thuyết phục các hãng thu âm và giới nghệ sĩ phát trực tuyến trên nền tảng Spotify để vực lại ngành công nghiệp âm nhạc đang ảm đạm và nhắm thống trị thị trường âm thanh số toàn cầu. Steven Bertoni

Đón đọc những bài viết không thể bỏ qua trên Forbes Việt Nam số 101

Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/forbes-viet-nam-so-101-cau-chuyen-kinh-doanh)