Đặng Huỳnh Ức My – nữ doanh nhân mang hoài bão phát triển nông nghiệp thông minh
Trong nền nông nghiệp Việt Nam hiện tại, vị thế của Đường Biên Hòa – TTC AgriS là không thể bàn cãi với bề dày phát triển ấn tượng hơn nửa thế kỷ. Trong suốt chặng đường đó, TTC AgriS đã chinh phục thành công hơn 50 thị trường lớn và là cánh chim đầu đàn trong quá trình thay đổi cách mà thế giới nhìn nhận về nền nông nghiệp Việt.
Gắn với hành trình và mục tiêu lớn lao này là hình ảnh của doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – phó chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS, HoSE: SBT). Bà Ức My còn được giới kinh doanh biết đến như một “nữ tướng” của ngành nông nghiệp Việt.
Úc có nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới, vì vậy sau khi tường tận về hoạt động nông sản Việt Nam, các phương pháp thương mại của Thái Lan, cũng như tham gia các sàn giao dịch thương mại quốc tế ở London, New York và Singapore, TTC AgriS muốn phát triển nông nghiệp sâu rộng và khoa học nên đã sang Úc mở rộng vùng nguyên liệu.
TTC AgriS là doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư chính thống vào Úc. Sau khi mua vùng nguyên liệu, TTC AgriS đã “thực chiến” ở tất cả các vai trò, từ một nông dân đến quản lý để chủ động nắm bắt và triển khai tối ưu các hoạt động.
Thấy được sự đầu tư bài bản và chuyên nghiệp đó, chính phủ Úc đã tích cực hỗ trợ TTC AgriS. Ngay từ những ngày đầu đặt vấn đề giao thương về khoa học nông nghiệp, sản xuất và xuất nhập khẩu, TTC AgriS đã nhập đường thô từ Úc về Việt Nam, song song đó mở hai trung tâm R&D về nông học tại Úc. Chúng tôi cũng cam kết duy trì sự phát triển bền vững và triển khai hiệu quả Dự án Coral – dự án phát triển nguồn nguyên liệu cây trồng tại Úc với mục tiêu lên đến 20.000 ha.
Đầu tiên chúng ta phải định giá được giá trị nông sản Việt là ngang hàng với thế giới. Việt Nam có vị thế lớn trong sản xuất nông nghiệp nhờ vị trí địa lý và điều kiện thổ nhưỡng, nông sản Việt hoàn toàn đủ tiêu chuẩn vươn tầm thế giới. Nhưng nông dân vẫn còn nhìn nhận rất ngắn hạn về giá trị kinh tế của nông sản, do đó trước tiên chúng ta phải thay đổi về tư duy.
Tôi còn nhớ, khi bước vào sàn giao dịch đường thế giới London Sugar – nơi mà doanh nghiệp xuất hiện trong đó phải tính ở hàng trăm tuổi, tất cả mọi người đều rất ngạc nhiên là tại sao Việt Nam lại tham gia, vì họ nghĩ sản lượng đường chúng ta còn không đủ phục vụ cho thị trường nội địa thì lấy gì xuất khẩu?
Họ nghĩ vậy nhưng tôi nghĩ khác. Không có giao thương nào là một chiều, ta có nhu cầu bán thì cũng có nhu cầu mua. Nếu có thể tạo ra giá trị gia tăng cho ngành đường Việt Nam thì không có lý do gì Việt Nam không thể tham gia. Vì vậy, TTC AgriS là đơn vị duy nhất và cũng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được tham gia thị trường giao dịch hàng hóa, đặc biệt là cho ngành đường ở sàn New York và sàn London, một cách bài bản và chính thống.
Thứ hai là khi tham gia sân chơi quốc tế, bên cạnh sự quyết liệt, doanh nghiệp phải rõ luật chơi và thích ứng linh hoạt, hiểu người hiểu ta thì mới có thể tự tạo đà nhờ đứng trên vai người khổng lồ.
Khi TTC AgriS tham gia “Global Trader Programme” thuộc Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDB), cuộc gọi đầu tiên của tôi để mua đường ở Singapore, người ta “cúp máy cái rụp” vì không ai muốn tốn thời gian để mở một hồ sơ khách hàng mới mà chưa biết chắc đây có phải là khách hàng tiềm năng hay không. Để giải quyết vấn đề này, TTC AgriS đã giao dịch bằng tiền mặt và trả trước 100% cho lô hàng đầu tiên.
Và rồi, từ năm đầu tiên, với kỳ vọng giao dịch được khoảng 20.000-30.000 tấn đường, đến nay doanh số mảng đường tại Singapore của TTC AgriS đã vượt trên 500 triệu USD.
Làm được điều đó là cả một quá trình nỗ lực rất lớn, phải hiểu toàn bộ quy trình bán hàng quốc tế, hiểu đúng luật thương mại quốc tế, phải hiểu thấu từ Việt Nam ra ngoài, từ ngoài vào Việt Nam để tìm ra cách tiếp cận phù hợp.
TTC AgriS đã chọn cốt lõi hoạt động là mô hình kinh doanh tích hợp – Commercial Center, tập trung tất cả dữ liệu, tính năng, chức năng về hệ trung tâm. Với mô hình “3 centers – 3 services – 1 system”, chúng tôi chuyển sang quản trị tập trung thay vì quản trị theo chùm và phân tầng như truyền thống với ba lớp: lớp 1 mạnh về quản trị và chiến lược; lớp 2 lập kế hoạch chuyên sâu và lớp cuối về thực thi để tạo nên sự đồng bộ cao. Đây là một mô hình mới, hiệu quả với chuỗi sản phẩm và đặc biệt đối với mô hình nông nghiệp.
TTC AgriS tiếp tục bám sát định hướng về ứng dụng mô hình Chuỗi giá trị thương mại tuần hoàn (Circular Commercial Value Chain) với mục tiêu trở thành nhà cung cấp giải pháp nông nghiệp công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị thực phẩm và đồ uống (F&B) toàn cầu, tiên phong đón đầu nhu cầu khách hàng để hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ xuyên suốt.
Chúng tôi đặc biệt tăng cường sự hiện diện tại Singapore và Úc – hai quốc gia chiến lược trong lộ trình phát triển toàn cầu của TTC AgriS bao gồm công nghệ thực phẩm (Foodtech) và nông nghiệp số (Agtech), quy tụ các chuyên gia đầu ngành cùng thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nâng cao vị thế của TTC AgriS trên thị trường toàn cầu.
Song song đó, chúng tôi tự tin khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế thông qua các “Cam kết phát triển bền vững – AgriS Commitment”. Theo đó, TTC AgriS tập trung vào các hoạt động về trung hòa carbon, phát triển vùng nguyên liệu organic, quản lý dịch hại tổng hợp sinh học (IPM), đa dạng hóa chuỗi giá trị sản phẩm từ cây trồng như mía, dừa, chuối, gạo…
Nền tảng trao đổi công nghệ và truy xuất nguồn gốc canh tác cũng đã giúp TTC AgriS tạo lập sân chơi cho các chuyên gia chia sẻ, trao đổi tri thức nhằm tham gia sâu hơn vào lĩnh vực chế biến thực phẩm – tiên phong đảm bảo uy tín dinh dưỡng, hướng đến mục tiêu Net Zero vào 2035, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và chia sẻ thành quả với các bên liên quan.
Tôi luôn luôn kiên định với mục tiêu của mình, cùng TTC AgriS khẳng định vị thế nông nghiệp công nghệ cao trên trường quốc tế. Tôi muốn cho họ có một cái nhìn khác về nông nghiệp Việt – mạnh hơn, đi xa hơn và phát triển bền vững hơn.
Warning: Illegal string offset 'target' in /home/forbesv/public_html/wp-content/themes/forbes-vn/sections/single/megastory/related_posts.php on line 43