Đợt dịch COVID-19 mới đang bùng phát ở nhiều quốc gia châu Âu, báo hiệu tình hình tương tự có thể xảy ra ở Mỹ.
Số ca mắc, nhập viện và tử vong do COVID-19 ở châu Âu đang gần bằng hoặc thậm chí vượt quá mức kỷ lục. Điều này diễn ra sau vài tuần các quốc gia dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng ngừa đại dịch lây lan và đưa ra kế hoạch sống chung với virus. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho Mỹ về nguy cơ dịch bùng phát mới theo sau các quốc gia châu Âu mặc dù tình hình dịch bệnh tại quốc gia này đã giảm trong nhiều tuần qua.
Theo dữ liệu chính thức của Our World in Data, các ca mắc COVID-19 đang gia tăng ở nhiều quốc gia châu Âu bao gồm Pháp, Anh, Ireland, Thụy Sĩ, Phần Lan và Ý. Đặc biệt, số ca mắc ở Đức và Áo đang gần bằng hoặc thậm chí vượt quá mức kỷ lục.
Ngoài ra, Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ cũng ghi nhận số ca nhập viện do COVID-19 gia tăng. Số ca tử vong ở châu Âu bao gồm ở Anh, Thụy Điển, Slovakia, Ireland và Iceland cũng bắt đầu tăng nhẹ.
Gánh nặng do COVID-19 gây ra ở nhiều quốc gia châu Âu đã rất cao trước đợt gia tăng gần đây mặc dù một số quốc gia hiện đang chống chọi với các đợt bùng phát nghiêm trọng nhất thế giới: ngoại trừ các vùng lãnh thổ có dân số dưới 1 triệu người. Châu Âu có 16 quốc gia có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất, trong đó có 4 quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca tử vong. Bên cạnh đó, 19 quốc gia ở khu vực này có tỉ lệ ca mắc cao nhất.
Các chuyên gia cho Forbes biết số ca mắc, nhập viện và tử vong đều gia tăng có thể do nới lỏng các biện pháp hạn chế, khả năng miễn dịch suy yếu cùng với biến thể BA.2 của Omicron dễ lây nhiễm hơn.
Mặc dù số ca nhiễm, nhập viện và tử vong ở Mỹ đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây nhưng tiến sĩ John Swartzberg, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California ở Berkeley, tình hình dịch bệnh ở châu Âu có thể báo hiệu đợt dịch COVID-19 mới bùng phát tại Mỹ.
Những gì xảy ra ở châu Âu, và đặc biệt là ở Anh, có xu hướng sẽ xảy ra ở Mỹ với “độ trễ vài tuần”, Swartzberg giải thích và cho biết thêm “có mọi lý do để nghĩ tình hình này sắp tới sẽ xảy ra.”
Theo giám sát nước thải của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), có những dấu hiệu cho thấy tỉ lệ mắc COVID-19 ở Mỹ có thể đã tăng trở lại. Do yếu tố di truyền của virus corona có thể được truy vết tại đường ống nước thải sinh hoạt của người bị nhiễm nên giám sát nước thải đã được sử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm giúp dự đoán đợt dịch bùng phát mới. Số lượng virus corona gia tăng 38% tại các điểm xét nghiệm nước thải được CDC giám sát trong suốt hai tuần qua.
Thậm chí khi số ca mắc tăng cao, nhiều quốc gia châu Âu- bao gồm Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Pháp và Thụy Sĩ – vẫn gỡ bỏ gần như tất cả các hạn chế phòng ngừa COVID-19 theo kế hoạch chung sống với virus. Các quan chức trên toàn khu vực đã nhiều lần viện dẫn độ bao phủ vaccine và hiệu quả của phương pháp điều trị cũng như tỉ lệ mắc bệnh nghiêm trọng do biến thể Omicron gây ra thấp hơn để biện minh cho quyết định này.
Áo thậm chí đã bỏ luật quy định bắt buộc tất cả người lớn đều phải tiêm vaccine gây xôn xao dư luận trong thời gian trước. Theo bộ trưởng phụ trách vấn đề này, quy định bắt buộc không còn “thích hợp” để phòng ngừa căn bệnh này.
Số liệu ở châu Âu có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo. Thông thường, việc giám sát dịch bệnh thường bỏ sót một số lượng lớn các trường hợp mắc COVID-19 và có sự khác biệt trong cách quốc gia ghi nhận ca tử vong và nhập viện do COVID-19. Tình hình này càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi thực tế nhiều quốc gia cũng đang thực hiện các bước tháo dỡ nơi xét nghiệm được sử dụng để theo dõi đại dịch cùng lúc với việc dỡ bỏ các hạn chế. Các chuyên gia cảnh báo động thái này sẽ cản trở khả năng phát hiện các biến thể mới.
CDC Mỹ cảnh báo gia tăng ca nhiễm COVID-19 từ nước thải
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer giảm nguy cơ mắc Omicron ở trẻ
Biên dịch: Gia Nhi
1 tháng trước
Thuế của ông Trump có lợi cho ngành bán dẫn Hoa Kỳ?