Bất động sản

Chính quyền Quảng Đông giúp Evergrande xử lý khối nợ khổng lồ

2 năm trước
Tác giả Yue Wang

Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan), chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Evergrande, đã bị chính quyền tỉnh Quảng Đông triệu tập vào tối ngày 3.12, sau khi công ty thừa nhận có thể không có đủ tiền để trả khối nợ khổng lồ.

Share
this:

Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan), chủ tịch tập đoàn phát triển bất động sản Evergrande, đã bị chính quyền tỉnh Quảng Đông triệu tập vào tối ngày 3.12, sau khi công ty thừa nhận có thể không có đủ tiền để trả khối nợ khổng lồ.

Theo thông tin đăng tải trên website công ty, Evergrande được niêm yết tại Hong Kong, hiện gần sụp đổ với tổng số nợ hơn 300 tỉ USD, đã tìm kiếm sự trợ giúp từ chính quyền tỉnh Quảng Đông. Các nhà chức trách ở nơi Evergrande đặt trụ sở đã đồng ý cử một nhóm giúp công ty “giải quyết rủi ro, tăng cường kiểm soát nội bộ và duy trì hoạt động bình thường.”

Hứa Gia Ấn, chủ tịch của Evergrande, trả lời phỏng vấn trong buổi họp báo tổ chức bên lề Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ IV vào 6.3.2016 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. ETIENNE OLIVEAU/GETTY IMAGES/ Forbes

Chính quyền Quảng Đông cũng “đang rất lưu tâm” đến dự báo mới nhất của Evergrande. Trong hồ sơ đăng ký trên sàn chứng khoán cùng ngày, công ty cho biết đang bị các chủ nợ yêu cầu thanh toán khoản nợ trị giá 260 triệu USD.

“Với tình trạng thanh khoản hiện tại, tập đoàn không đảm bảo sẽ có đủ tiền để tiếp tục trả nợ. Khi thấy tập đoàn không thể trả được nợ, các chủ nợ có thể càng thúc ép tập đoàn phải nhanh chóng trả nợ,” Evergrande cho biết.

Trong khi đó, các nhà chức trách Trung Quốc đang tăng cường lên tiếng trấn an các nhà đầu tư. Các nhà quản lý tại Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, cũng như ngân hàng trung ương và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc gần đây đều cho biết đang giải quyết tình hình liên quan đến Evergrande.

Trong đó, ngân hàng trung ương cho biết sẽ làm việc với chính quyền Quảng Đông và các cơ quan liên quan của chính phủ để giúp giải quyết rủi ro và thúc đẩy sự phát triển “ổn định và lành mạnh” của thị trường bất động sản trong nước.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết: “Cuộc khủng hoảng của Evergrande chủ yếu là kết quả của quản lý kém và mù quáng mở rộng thị trường. Rủi ro của cá nhân các công ty sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn thông thường trên thị trường trong trung và dài hạn.”

Biên dịch: Gia Nhi