Hãy thực hiện ba cách sau nhằm giúp các bộ phận phụ trách về logistics đứng vững trước khó khăn từ chuỗi cung ứng.
Những năm vừa qua là thời điểm khó khăn cho tất cả nhưng đặc biệt với các bộ phận chịu trách nhiệm về chuỗi cung ứng và logistics tại các công ty sử dụng linh kiện điện tử và vật liệu bán dẫn. Họ đối diện với cuộc khủng hoảng ngắn do thời tiết, hỏa hoạn tại nhà máy, do thay đổi chính sách giao dịch và nhiều yếu tố khác.
Hiện thách thức dành đối với các bộ phận này nằm ở môi trường cạnh tranh không chỉ vài ngày hay vài tuần mà có thể hơn hai năm.
Gần đây, CEO của Apple – Tim Cook đưa ra triển vọng khả quan cho chuỗi cung ứng. “Trong tháng 3.2022, chúng tôi dự báo nguồn cung sẽ ít bị gián đoạn hơn tháng 12.2021,” Cook cho biết. Trong khi đó, Tesla đã được ca ngợi cho khả năng khắc phục vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu, vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng cách tự thiết kế phần mềm và phần cứng.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có sức mạnh thị trường và nguồn lực như Apple hay Tesla. Phần lớn doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn linh kiện điện tử và vật liệu bán dẫn cần phải chuẩn bị thật tốt cho những khó khăn từ chuỗi cung ứng tiếp tục diễn ra trong tương lai.
Thực chất, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra cả thế giới sẽ ghi nhận đợt đứt gãy chuỗi cung ứng trầm trọng do hạn chế nguồn cung, giá cả tăng vọt. Những linh kiện điện tử và vật liệu bán dẫn có cấu trúc phức tạp, thiết bị điều khiển tần số và một vài điện trở sẽ tăng cao cho đến ít nhất nửa đầu năm 2023.’
Điều này đã cũng tạo ra khó khăn cho các doanh nghiệp, ví dụ như bạn làm gì để hạn chế hội chứng “sức tàn lực kiệt” và duy trì sự tập trung cho đội ngũ logistics đến hết năm 2022 và những năm sau đó? Tôi nêu cụ thể 3 hướng thực hiện cách có thể vượt qua khó khăn từ chuỗi cung ứng.
1. Ghi nhận nguy cơ và thực tế từ tình trạng kiệt sức trong làm việc
Báo cáo từ Harvard Business Review vào tháng 10.2021 chỉ ra “Đây là thời đại mới của chăm sóc sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”. Theo Mayo Clinic, khối lượng công việc nặng và làm trong nhiều giờ đồng hồ, khó khăn để cân bằng giữa công việc – cuộc sống cũng như cảm giác bản thân chỉ có ít hoặc không thể kiểm soát công việc có thể dẫn đến hội chứng “sức tàn lực kiệt”.
Trong một khảo sát gần đây của Joblist, hơn 1000 người lao động Mỹ đưa ra khó khăn lớn nhất về sức khỏe tầm thần tại nơi làm việc là cố gắng cân bằng tốt giữa công việc – cuộc sống (34,6%), cạn kiệt cảm xúc (33,8%) và gần một nửa (49,2%) với chỉ số sức khỏe tâm thần thấp trả lời họ sẽ tìm kiếm công việc mới trong sáu tháng sau đó.
Vào tháng 1.2022, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nghỉ việc vào tháng 11.2021 đã chạm ngưỡng cao kỷ lục 4,5 triệu người và tuyển dụng việc làm cũng gần mức cao lịch sử. Không cần phải nhắc lại về cuộc đại khủng hoảng lao động (Great Resignation), khi mỗi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng do lượng người lao động bỏ việc tăng cao.
Để hạn chế tình trạng kiệt sức và xáo trộn nhân sự, hãy bắt đầu từ việc nhìn nhận đây là vấn đề thực sự, đặc biệt với nhân sự của bộ phận logistics đã gặp khó khăn với về chuỗi cung ứng trong hơn một thập niên qua. Trong một vài tháng qua, bọn họ đã phải đối mặt với những khó khăn làm nản lòng và gần như vẫn sẽ tiếp tục ứng phó với chi phí gia tăng đáng kể và đứt gãy nguồn cung trong tương lai.
2. Động viên và tạo thuận lợi để đưa ra quyết định giữa các phòng ban
Đây cũng là điểm quan trọng cần phải lưu ý, khi tình trạng kiệt sức không phải lúc nào cũng chỉ từ những yếu tố bên ngoài. Người lao động gặp khó khăn từ trong nội bộ và căng thẳng khi không có sự nhất quán giữa các phòng ban, cũng như đánh giá thành tích không còn hợp lý.
Hãy khắc phục điều đó bằng cách tạo thuận lợi trong việc đưa ra quyết định khắp tập thể, kỹ sư, tài chính, thu mua và chuỗi cung ứng. Đảm bảo rằng những quy tắc này đồng nhất với yếu tố nào để cân nhắc (và tác động của mỗi yếu tố) khi làm việc để xây dựng quá trình phục hồi cho sản phẩm.
Nên nhớ, tuy chi phí vận hành rất quan trọng nhưng không nên đặt điều này làm trọng tâm hay lựa chọn duy nhất. Đảm bảo những nhà lãnh đạo và bộ phận thu mua cũng có biểu hiện và hiểu rõ tầm quan trọng của đa dạng nguồn cung, nắm rõ rủi ro của nhà cung ứng. Đồng thời, chắc chắn rằng đánh giá và phần thưởng cho người lao động đồng nhất với những yêu cầu kinh doanh này.
3. Áp dụng hình thức tư duy mới để xây dựng khả năng phục hồi
Kể từ tháng 1.2022, Quốc hội Mỹ ban hành hồ sơ Liên bang, cấp phép cho một loạt chương trình củng cố vị thế quốc gia về hoạt động nghiên cứu và phát triển và sản xuất vật liệu bán dẫn. Trong những tháng gần đây, Intel thông báo kế hoạch chi ra ít nhất 20 tỉ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip lớn nhất hành tinh tại Ohio.
Vào thánh 3.2021, công ty cũng công bố khoản đầu tư tương tự cho hai nhà máy sản xuất chíp mới tại Arizona. Còn Samsung cam kết đầu tư 17 tỉ USD vào cơ sở nghiên cứu tại Taylor, Texas.’
Tuy vậy, sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện những kế hoạch và đưa các cơ sở này vào hoạt động. Trong những thời điểm tốt và xấu đều nên cung cấp cho người lao động những công cụ cần thiết để giúp công việc hiệu quả hơn, giúp họ giảm bớt căng thẳng, tránh kiệt sức và xây dựng khả năng phục hồi trong kinh doanh.
Để đạt được kết quả như mong muốn, hãy trang bị cho người lao động khả năng tận dụng cách tư duy mới, giúp họ có khả năng tiếp nhận dữ liệu cần thiết để nắm bắt về thiết kế sản phẩm mới cũng như các quyết định mua linh kiện điện tử và vật liệu bán dẫn cách sáng suốt hơn.
Việc này thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu nhu cầu của người lao động cũng như những yêu cầu mới trong kinh doanh. Bạn có thể tạo cho họ ảm giác kiểm soát tốt hơn và chuẩn bị cho họ cũng như việc kinh doanh của bạn hướng đi thành công và khả năng phục hồi lớn hơn.
Theo forbes.baovanhoa.vn (https://forbes.baovanhoa.vn/3-cach-giup-bo-phan-logistics-dung-vung-truoc-dut-gay-chuoi-cung-ung)
11 tháng trước
Cổ phiếu Rivian giảm 10% vì giao thiếu 28 xe so với dự báo3 năm trước
5 dự báo quan trọng về an ninh mạng 2022